Lãnh đạo tỉnh cùng đại diện Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ.
(HBĐT) - Ngày 17/9, NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank) tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị định 55NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo NHNN, các câp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh.
Theo báo cáo, tính đến tháng 6/2015, dự nợ của Agribank Hòa Bình cho vay theo Nghị định 41 của Chính phủ đạt trên 2.510 tỷ đồng với 36.133 khách hàng, chiếm 43,1% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Cũng trong 5 năm thực hiện Nghị định 41, kết quả cho vay theo các thỏa thuận hợp tác giữa Agribank Hòa Bình với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh đã tạo điều kiện cho gần 92.000 lượt hộ vay vốn với doanh số đạt gần 2.414 tỷ đồng. Suất đầu tư bình quân trên một hộ vay vốn đạt 32 triệu đồng. Tổng dư nợ tính đến giữa năm 2015 của Agribank Hòa Bình cho các hội viên là nông dân, phụ nữ trên 825 tỷ đồng với gần 27.500 hộ còn dư nợ, chiếm tỷ lệ 32,8% dư nợ cho vay theo Nghị định 41. Nhằm thay thế Nghị định 41 còn tồn tại nhiều hạn chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 55 có khá nhiều điểm mới. Cụ thể, ngoài các đối tượng, lĩnh vực đầu tư theo Nghị đinh 41, các tổ chức tín dụng được cho vay để phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cơ chế đảm bảo tiền vay theo Nghị định 55 cũng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thêm cho khách hàng. Mặt khác, các tổ chức tín dụng được xem xét cho vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn mà không có tài sản thế chấp. Các khách hàng được nằm trong diện này, như: cá nhân, hộ gia đình sản xuất, nông, lâm, ngư, nghiệp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, hộ kinh doanh, các HTX, chủ trang trại.... Tùy từng lĩnh vực, quy mô, khách hàng có thể vay vốn không thế chấp tài sản từ các ngân hàng tối đa từ 100 triệu đồng đến 3 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Trong thời gian tới, Agribank Hòa Bình đã đề 8 giải pháp, kế hoạch nhằm thực hiện tốt Nghị định 55 của Chính phủ. Đồng thời, kiến nghị Agribank cấp trên tiếp tục hỗ trợ về nguồn vốn; đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có những quy quy hoạch vùng cụ thể với cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa phương; có thêm những chính sách, tăng cường áp dụng KH-KT cho bà con nông dân; có chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp người dân yên tâm sản xuất... Cũng tại hội nghị, nhằm biểu dương những tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, Hội Nông dân, Hội phụ nữ tỉnh đã trao tặng bằng khen cho 4 Chi nhánh Agribank, 11 cấp hội Nông dân và 4 cấp hội Phụ nữ trong tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Agribank Hòa Bình cùng các cấp hội Nông dân, Phụ nữ trong thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Agribank Hòa Bình cũng như các NHTM khác trên địa bàn cần tăng cường chât lượng tín dụng, tạo thuận lợi hơn nữa trong các thủ tục, giảm phiền hà giúp người nông dân tiếp cận với nguồn vốn nhanh, thuận lợi hơn nữa. Các cấp hội cũng cần nâng cao công tác tuyên truyền, quán triệt đến tận cơ sở thúc đẩy người dân, nhất là các thành viên hội Nông dân, hội Phụ nữ những vùng khó khăn mạnh dạn vay vốn ưu đãi. Qua đó có điều kiện thúc đẩy tăng gia sản xuất, góp phần vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà.
Hồng Trung
(HBĐT) - Trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, riêng trong các Khu công nghiệp có 6 dự án. Trong đó, có 2 dự án FDI với vốn đăng ký là 1 triệu USD; 16 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 826 tỷ đồng. So cùng kỳ, số dự án FDI giảm 01 dự án, số dự án đầu tư trong nước tăng 5 dự án.
(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 15.673 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 81,63% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 6.937 tỷ đồng, tăng 18,47% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 75% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.
(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.
(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2015, toàn tỉnh duy vẫn duy trì ở mức 2.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong ao hồ nhỏ. Thống kê, các địa phương đã phát triển đạt 2.100 lồng nuôi cá, tăng 400 lồng so cùng kỳ năm 2014.
(HBĐT) - Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ta bắt đầu thực hiện từ năm 2014 với định hướng xuyên suốt là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung với quy mô hợp lý, đạt hiệu quả cao dựa trên nền tảng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.