Sở NN&PTNT khuyến cáo: đối với các diện tích cây trồng đã bị gãy đổ không còn khả năng phục hồi, bà con nông dân cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất để chuyển sang trồng cây màu vụ đông ưa ấm.

Sở NN&PTNT khuyến cáo: đối với các diện tích cây trồng đã bị gãy đổ không còn khả năng phục hồi, bà con nông dân cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất để chuyển sang trồng cây màu vụ đông ưa ấm.

(HBĐT) - Ngày 21/9/2015, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 1131/SNN-BVTV gửi UBND các huyện, thành phố về việc khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với sản xuất vụ mùa, hè thu, đồng thời chủ động các điều kiện cần thiết để triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2015.

           

Theo đó, Sở NN&PTNT cho biết: Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 16-18/9 vừa qua đã gây ngập úng, đổ gãy nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả, thiệt hại chủ yếu tập trung ở những diện tích ven sông, suối, mương nước… Chính vì vậy, đề nghị các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Tại các diện tích bị ngập úng, cần khẩn trương áp dụng các biện pháp cứu cây trồng để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại.

           

Riêng đối với sản xuất vụ đông, Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Cần tăng tối đa diện tích cây vụ đông trong điều kiện cho phép để bù lại diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán, mưa lũ từ đầu năm đến nay, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015. Ngay từ bây giờ, các địa phương cần chủ động rà soát, xác định cụ thể từng loại đất để bố trí sản xuất vụ đông, tận dụng tối đa diện tích đất 2 vụ lúa, đất bưa bãi, đất đồi thấp, đất ven sông suối, vườn nhà, đa dạng hóa các loại cây trồng. Đặc biệt, đối với những cây ưa ấm (như ngô, đậu tương, khoai lang…), cần chỉ đạo kiên quyết về thời vụ, sử dụng những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, áp dụng kỹ thuật làm ngô bầu, kỹ thuật trồng đậu tương theo phương pháp làm đất tối thiểu để tận dụng thời vụ. Nếu gieo hạt cần kết thúc trước 30/9, nếu làm bầu ngô nên đặt bầu ra ruộng xong trước 5/10. Những nơi thu hoạch lúa mùa sau 5/10, cần chủ động chuyển sang trồng các cây rau, đậu, bí xanh, bí đỏ…   

 

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục