Dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56 – KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị về phía điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

 

Thực hiện Kết luận số 56, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể nghiêm túc, với nhiều hình thức phong phú. Các địa phương đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế tập thể. Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể được phân công, phân cấp rõ ràng hơn; tổ chức, biên chế về cơ bản được giữ ổn định. Hệ thống cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể về cơ bản đã được hình thành, tạo hành lang pháp lý quan trọng phát triển kinh tế tập thể. Liên minh HTX, MTTQ, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong phát triển kinh tế tập thể. Đặc biệt kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã dần được phục hồi, phát triển; xuất hiện những mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập các thành viên.

 

Tính đến tháng 12/2014, cả nước có gần 143.000 tổ hợp tác đang hoạt động với hơn 1,5 triệu thành viên và 18.837 HTX với gần 7,4 triệu thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng HTX đến 31/12/2014 là gần 21 nghìn tỷ đồng. Kinh tế tập thể đã phát huy vai trò trong việc nâng cao năng lực kinh tế hộ, giúp các thành viên sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, vật tư, tiền vốn….

 

Tuy nhiên, phát triển kinh tế tập thể, HTX hiện đang tồn tại một số hạn chế cụ thể như: Cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã thường can thiệp quá sâu vào hoạt động của các HTX nông nghiệp toàn xã, vi phạm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của kinh tế tập thể; hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các HTX của hệ thống liên minh HTX còn hạn chế; yêu cầu nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể chưa được thể chế đầy đủ; kinh tế tập thể phát triển chậm, còn nhiều yếu kém. Chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các HTX, tổ hợp tác còn thấp…

 

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, trao đổi về những khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể như: việc ban hành văn bản dưới luật còn chậm, thiếu đồng bộ; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý HTX, nhất là HTX nông nghiệp dịch vụ nông nghiệp còn nhiều hạn chế….Đồng thời kiến nghị một số vấn đề như: vốn, thuế, cơ chế….đặc thù cho kinh tế tập thể.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một yêu cầu khách quan, cấp thiết để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Do đó, trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đổi mới công tác tuyên truyền, học tập và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012 và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2015 – 2020; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX.

 

Đồng chí cũng yêu cầu các địa phương kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; xây dựng và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới; nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX. Đồng thời phát triển hợp tác quốc tế và kinh tế tập thể; tăng cường vai trò, trách nhiệm của hệ thống liên minh HTX, MTTQ, các hội đoàn thể trong phát triển kinh tế.

                                                                                                           

 

 

                                                                     Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục