Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) góp vật liệu và ngày công lao động để kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, phấn đấu hoàn thành tiêu chí thủy lợi.

Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) góp vật liệu và ngày công lao động để kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, phấn đấu hoàn thành tiêu chí thủy lợi.

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi nguồn lực của các địa phương còn hạn hẹp. Đến nay đã có 111/191 xã đạt tiêu chí này đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong nỗ lực đầu tư hạ tầng thủy lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

 

Yêu cầu của tiêu chí số 3 về thủy lợi là: đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương 50%, có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Đây là thách thức lớn đối với huyện Lạc Sơn khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình  xây dựng NTM. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn trao đổi: Tiêu chí thủy lợi được đánh giá là động lực, đòn bẩy cho nhiều tiêu chí khác nhưng, đây lại là tiêu chí khó đối với huyện bởi yêu cầu kinh phí đầu tư quá lớn trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp. Quyết tâm khắc phục khó khăn để thực hiện tốt tiêu chí này, trong 5 năm (2011-2015), huyện Lạc Sơn đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn, xác định rõ mục tiêu ưu tiên để đầu tư có trọng điểm, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn và các hạng mục công trình sau khi hoàn thành sẽ phát huy tác dụng. 

Xác định cần ưu tiên đầu tư hạ tầng thủy lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong 5 năm, huyện Lạc Sơn đã linh hoạt huy động nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa, bai dâng; xây mới 2 trạm bơm; kiên cố hóa 268,561 km kênh mương (chiếm 29,6% tổng chiều dài kênh mương toàn huyện); sửa chữa 10,313 km kênh mương nội đồng. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 18.470 triệu đồng. Qua đánh giá, đến nay, toàn huyện có 9/28 xã đạt tiêu chí thủy lợi. 

Trên phạm vi toàn tỉnh, theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, hiện có trên 1.700 công trình thủy lợi, trong đó, 1.285 công trình đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, còn lại khoảng 490 công trình bai tạm do dân tự làm. Hệ thống này đảm bảo tưới ổn định cho trên 70% diện tích gieo cấy cả 2 vụ chiêm - xuân, mùa và trên 10.000 ha rau màu các loại. Tuy nhiên qua khảo sát chuyên ngành, trung bình hàng năm vụ chiêm - xuân thường bị thiếu nước từ 1.000  - 1.500 ha, năm hạn nặng có thể lên tới 4.000 ha. Đặc biệt, vào những thời điểm mưa ít hoặc thời tiết thất thường thì sản xuất càng gặp nhiều khó khăn. Thực tế này đặt ra yêu cầu tất yếu là đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đã xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 84 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 395 km kênh mương nội đồng, nâng tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố đạt 46,2% (tăng 19,5% so với năm 2011). Đến nay đã có 111/191 xã đạt tiêu chí thủy lợi, tăng 108 xã so với năm 2011. Kết quả này góp phần quan trọng giúp các địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.           

 

                                                                                          P.V

 

 

Các tin khác

Nông dân xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) bước vào vụ thu hoạch bưởi đỏ.
Trang trại chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế mạnh của hộ dân thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Phú Lai.
Lợi thế giao thông Quy Hậu có quốc lộ 6 chạy qua đang được đầu tư nâng cấp, góp phần vào sự phát triển hạ tầng của địa phương.

Giải quyết số dư tạm ứng vốn đầu tư từ ngân sách quá hạn chưa thu hồi: Cần có những giải pháp quyết liệt

(HBĐT) - Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, số dư tạm ứng vốn đầu tư phát triển của các dự án trên toàn tỉnh tính từ năm 2008 đến ngày 15/10/2015 còn trên 180,4 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án tạm ứng chưa có khối lượng để thực hiện thanh, quyết toán. Để giải quyết vấn đề này, theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Trưởng phòng Kiểm soát chi - KBNN tỉnh cần có những biện pháp, chế tài mạnh để khắc phục tình trạng tạm ứng vốn đầu tư phát triển bị tồn đọng, kéo dài, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.

Cam Cao Phong tự tin vươn ra thị trường lớn

(HBĐT) - Đã 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của huyện Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý (tháng 11/2014). Là thương hiệu nông sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong đang tự tin vươn ra thị trường lớn, mang trên mình sứ mệnh lớn lao của một thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình.

Xã Tu Lý nhân rộng mô hình sản xuất cho thu nhập cao

(HBĐT) - Tu Lý là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, kinh tế của xã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Để định hướng đúng cho phát triển sản xuất, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, xã Tu Lý đã xây dựng và nhân rộng một số mô hình về sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi có hiệu quả như trồng bưởi đỏ, nuôi bò sinh sản, nuôi cá ao, trồng rau an toàn, mô hình phục tráng giống lúa và giống cây lâm nghiệp bản địa...

Kim Bôi: Cần một chính sách hỗ trợ vốn sau đào tạo nghề

(HBĐT) - Thời gian qua, Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bôi đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học viên sau khi học nghề. Trung tâm dạy nghề huyện phối hợp tích cực với các địa phương, qua đó xác định được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để có hướng đào tạo nghề đúng theo nguyện vọng giúp học viên sau khi học nghề áp dụng vào thực tế hiệu quả.

Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình xây dựng NTM sẽ tổ chức vào chiều ngày 26/11

(HBĐT) - Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Dự hội nghị có các đồng chí là thành viên BCĐ 800 tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó BCĐ 800 tỉnh chủ trì hội nghị.

Phú Lai về đích nông thôn mới nhưng thử thách còn nhiều

(HBĐT) - Đồng chí Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Lai (Yên Thủy) cho biết: Xã có thuận lợi là giáp với trung tâm huyện lỵ nhưng hạ tầng, cơ sở vật chất lại yếu và thiếu. Năm 2015, xã được tiếp sức mạnh mẽ từ đầu tư về hạ tầng hoàn hiện các tiêu chí để trở thành 1 trong 3 xã (Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai) về đích NTM của huyện Yên Thủy. Ngoài tiêu chí chợ nông thôn không phải thực hiện do ở không xa thị trấn Hàng Trạm. Các công trình: nhà văn hóa, trạm y tế, trường mầm non, tiểu học, THCS, hệ thống giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng được bổ sung nguồn lực đầu tư xây dựng tạo nên sự thay đổi lớn trong diện mạo nông thôn mà cách đây chỉ vài năm luôn trong tình trạng yếu kém và thiếu đồng bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục