Sau 1 năm đón nhận CDĐL Cao Phong cho sản phẩm cam quả, UBND huyện Cao Phong thành lập Ban Kiểm soát CDĐL Cao Phong, có nhiệm vụ giúp UBND huyện và Sở KH&CN thực hiện chức năng kiểm soát về CDĐL Cao Phong.

Sau 1 năm đón nhận CDĐL Cao Phong cho sản phẩm cam quả, UBND huyện Cao Phong thành lập Ban Kiểm soát CDĐL Cao Phong, có nhiệm vụ giúp UBND huyện và Sở KH&CN thực hiện chức năng kiểm soát về CDĐL Cao Phong.

(HBĐT) - Tại Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND (có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2015), UBND tỉnh đã ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tháng 11/2014. Quy định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động quản lý và sử dụng CDĐL Cao Phong.

 

Theo đó, UBND tỉnh quy định CDĐL Cao Phong được quản lý thông qua hệ thống kiểm soát tổ chức ở 2 mức độ: kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Trong đó, kiểm soát bên ngoài được thực hiện bởi Ban Kiểm soát và cơ quan quản lý CDĐL Cao Phong thông qua hoạt động kiểm tra việc sử dụng CDĐL trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng CDĐL. Về nội dung, sẽ kiểm soát nguồn gốc của sản phẩm; sự tuân thủ các quy định về sản xuất, chế biến, sử dụng nhãn hàng hóa, bao bì; kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang CDĐL trong hoạt động thương mại và các nội dung khác có liên quan.

 

Về điều kiện sử dụng CDĐL Cao Phong, theo UBND tỉnh: Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Cao Phong có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký quyết định cấp, được gia hạn nhiều lần liên tiếp. Sở KH&CN là cơ quan được ủy quyền quản lý CDĐL Cao Phong, có thẩm quyền thực hiện các thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Cao Phong. Đặc biệt, UBND tỉnh giao Sở KH&CN phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển CDĐL Cao Phong./.

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

                                                                                  

Các tin khác

Người dân đến Agribank – Chi nhánh Cao Phong làm thủ tục vay vốn phát triển sản xuất – kinh doanh.
Xã Thành Lập (Lương Sơn) phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Đồng chí Trần Văn Tiệp (ngoài cùng bên trái) thăm quan gian triển lãm các mặt hàng nông sản nổi bật của tỉnh ta tại hội nghị điển hình tiên tiến ngành NN&PTNT năm 2015. Ảnh: Thu Trang
Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) góp vật liệu và ngày công lao động để kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, phấn đấu hoàn thành tiêu chí thủy lợi.

Tân Lạc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc trên chặng đường vượt khó, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng hành với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc hình thành và phát triển vùng SXNN hàng hoá đã làm nên một diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn tươi sáng trên các làng quê.

Đồng Tâm phát huy vai trò chủ thể của người dân

(HBĐT) - Đồng Tâm là một trong 4 xã của huyện Lạc Thuỷ được công nhận xã NTM năm 2015. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực, vai trò chủ thể của người dân được phát huy đã thúc đẩy chương trình MTQG xây dựng NTM giúp xã về đích đúng lộ trình.

Phú Lai đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 24/11, xã Phú Lai (Yên Thủy) vinh dự được đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của Chủ tịch UBND tỉnh. Tới dự có đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các sở, ngành, tổ chức trong tỉnh.

Quy Hậu “trăn trở” tiêu chí đường giao thông trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Trong suốt những năm qua, xã Quy Hậu (Tân Lạc) tập trung đẩy mạnh xây dựng phong trào nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí về hạ tầng cơ sở như đường giao thông được quan tâm triển khai. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng dường như tiêu chí giao thông vẫn là những trăn trở hàng đầu của xã Quy Hậu.

Giải quyết số dư tạm ứng vốn đầu tư từ ngân sách quá hạn chưa thu hồi: Cần có những giải pháp quyết liệt

(HBĐT) - Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, số dư tạm ứng vốn đầu tư phát triển của các dự án trên toàn tỉnh tính từ năm 2008 đến ngày 15/10/2015 còn trên 180,4 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án tạm ứng chưa có khối lượng để thực hiện thanh, quyết toán. Để giải quyết vấn đề này, theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Trưởng phòng Kiểm soát chi - KBNN tỉnh cần có những biện pháp, chế tài mạnh để khắc phục tình trạng tạm ứng vốn đầu tư phát triển bị tồn đọng, kéo dài, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.

Cam Cao Phong tự tin vươn ra thị trường lớn

(HBĐT) - Đã 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của huyện Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý (tháng 11/2014). Là thương hiệu nông sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong đang tự tin vươn ra thị trường lớn, mang trên mình sứ mệnh lớn lao của một thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục