Xã Thành Lập (Lương Sơn) phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo được coi là 2 tiêu chí khó trong xây dựng NTM. Nhưng đây là 2 tiêu chí được các xã coi là đột phá trong xây dựng NTM, vì NTM không thể có nông dân nghèo và thu nhập thấp.
Do xác định là tiêu chí khó và quan trọng trong các tiêu chí XDNTM, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tập trung các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án nhằm tăng thu nhập cho người dân. Trong 5 năm (2011-2015), bằng các nguồn vốn hỗ trợ, các xã trong tỉnh thực hiện 1.314 mô hình phát triển sản xuất phát huy hiệu quả được nhân rộng điển hình như: mô hình trồng rau hữu cơ, nuôi bò sữa, nuôi lợn thương phẩm ở huyện Lương Sơn; dồn điền - đổi thửa của huyện Yên Thủy; nuôi động vật hoang dã, phát triển cây có múi ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong; nuôi thủy sản ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu... Việc đưa máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch được quan tâm chỉ đạo cùng với nguồn lực của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ mua sắm 859 máy móc (gồm máy gặt đập, máy làm đất đa năng, máy bơm, phun nước...) thực hiện cơ giới hóa trên 95% khâu làm đất, trên 50% khâu thu hoạch và đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu gieo cấy giúp giảm chi phí sản xuất và khắc phục tình trạng thiếu lao động ở những thời điểm có tính mùa vụ cao. Đến nay, giá trị sản phẩm thu được bình quân đạt trên 114 triệu đồng/ha (tăng 1,88 lần so với năm 2011).
Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng nội dung của chương trình xây dựng NTM. Lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của từng vùng, địa phương, nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, xóa dần các thói quen sản xuất lạc hậu. Qua quá trình triển khai thực hiện đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, nhiều tiến bộ KH-KT đã được ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó tạo nhiều mô hình liên kết “4 nhà” trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng hiệu quả, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Việc ứng dụng KH-KT vào sản xuất đã nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/ người/năm; năm 2015 dự kiến đạt bình quân 18,2 triệu đồng/ người (tăng 1,67 lần so với năm 2011). Qua đánh giá, đến nay có 89/191 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 67 xã so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn mỗi năm bình quân giảm khoảng 4,79%/năm; năm 2015 ước còn khoảng 15%, giảm 22,7% so với năm 2011 (tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh năm 2015 ước còn khoảng 12%). Kết quả, đến nay đã có 81/191 xã đạt tiêu chí, tăng 51 xã so với năm 2011.
Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng: Xây dựng NTM dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, với việc tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn... là hoàn toàn phù hợp. Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, việc trước mắt là giúp người dân thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng các ngành, nghề cho nông dân. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố thị trường bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Việc song hành giải quyết hai vấn đề trên sẽ là giải pháp hữu hiệu cho bài toán nâng cao thu nhập cho người dân một cách ổn định, bền vững.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 24/11, xã Phú Lai (Yên Thủy) vinh dự được đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của Chủ tịch UBND tỉnh. Tới dự có đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các sở, ngành, tổ chức trong tỉnh.
(HBĐT) - Trong suốt những năm qua, xã Quy Hậu (Tân Lạc) tập trung đẩy mạnh xây dựng phong trào nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí về hạ tầng cơ sở như đường giao thông được quan tâm triển khai. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng dường như tiêu chí giao thông vẫn là những trăn trở hàng đầu của xã Quy Hậu.
(HBĐT) - Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, số dư tạm ứng vốn đầu tư phát triển của các dự án trên toàn tỉnh tính từ năm 2008 đến ngày 15/10/2015 còn trên 180,4 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án tạm ứng chưa có khối lượng để thực hiện thanh, quyết toán. Để giải quyết vấn đề này, theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Trưởng phòng Kiểm soát chi - KBNN tỉnh cần có những biện pháp, chế tài mạnh để khắc phục tình trạng tạm ứng vốn đầu tư phát triển bị tồn đọng, kéo dài, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.
(HBĐT) - Đã 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của huyện Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý (tháng 11/2014). Là thương hiệu nông sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong đang tự tin vươn ra thị trường lớn, mang trên mình sứ mệnh lớn lao của một thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Tu Lý là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, kinh tế của xã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Để định hướng đúng cho phát triển sản xuất, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, xã Tu Lý đã xây dựng và nhân rộng một số mô hình về sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi có hiệu quả như trồng bưởi đỏ, nuôi bò sinh sản, nuôi cá ao, trồng rau an toàn, mô hình phục tráng giống lúa và giống cây lâm nghiệp bản địa...
(HBĐT) - Thời gian qua, Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bôi đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học viên sau khi học nghề. Trung tâm dạy nghề huyện phối hợp tích cực với các địa phương, qua đó xác định được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để có hướng đào tạo nghề đúng theo nguyện vọng giúp học viên sau khi học nghề áp dụng vào thực tế hiệu quả.