Lò giết mổ gia súc tập trung của doanh nghiệp TNTM&DV Ngọc Hà (xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình) đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn trong sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
(HBĐT) - Trong tháng 10, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra được 38 cơ sở, trong đó, đánh giá phân loại định kỳ được 22 cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản: 16 cơ sở xếp loại B (đạt yêu cầu, chiếm 72,73%), 6 cơ sở xếp loại C (vi phạm các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chiếm 27,27%).
Ngoài ra, đã tái kiểm tra 16 cơ sở xếp loại C, qua đó nâng lên xếp loại B đối với 2 cơ sở (12,5%), 11 cơ sở vẫn xếp loại C (68,75%) và 3 cơ sở đã ngừng sản xuất.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 826 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có 559 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong 10 tháng đầu năm, các Chi cục chuyên ngành thuộc Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra, thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và cấp 677 giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho các điểm giết mổ động vật, quầy sạp bán sản phẩm động vật.
Thu Trang
(HBĐT) - Trong tháng 10, vốn đầu tư phát triển của TP Hoà Bình ước đạt 162,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 1,4%, trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 15,1 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 2,7%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 147,4 tỷ đồng so cùng kỳ tăng 1,2%.
(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, bước ngoặt chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong phát triển, vươn xa. Cho đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã có 130 điểm dịch vụ thú y đang hoạt động và có thu nhập thông qua cung cấp các dịch vụ thú y ở địa phương. 100% điểm dịch vụ có 1 cán bộ quản lý về chăn nuôi và chuyên môn thú y được nâng cao năng lực viết báo cáo dịch tễ, chẩn đoán và chữa trị bệnh, tích cực phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam ra thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, đưa thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững trong thời gian tới, trong 2 ngày 27 - 28/11, huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có hoạt động trưng bày gian hàng, chấm điểm gian hàng; thăm quan vườn cam, chấm điểm vườn cam cùng một số hoạt động hấp dẫn khác.
(HBĐT) - Với sự ưu đãi của khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự cần cù, năng động, sáng tạo, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cam Cao Phong đã từng là sản phẩm được xuất khẩu sang nước bạn Liên Xô, một thị trường hết sức nghiêm ngặt và khó tính thời bấy giờ.