Toàn cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Chiều 28/11, tại huyện Cao Phong, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch tổ chức hội nghị giới thiệu một số nông sản hàng hoá tỉnh Hoà Bình năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; các sở, ban ngành; Hội nông dân các huyện, TP; các doanh nghiệp SXKD, dịch vụ thương mại trong và ngoài tỉnh; HTX, chủ trang trại, hộ SXKD.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, giai đoạn 2013-2015 sản xuất trồng trọt của tỉnh ta có bước phát triển khá, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế. Một số địa phương trong tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá như: vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thuỷ và Kim Bôi; vùng trồng rau ăn lá, ăn củ, ăn quả (như bí xanh, bí đỏ, su su, ớt, rau hữu cơ) tại các huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn và Lương Sơn; vùng trồng mía tím tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc và Lạc Sơn. Diện tích, năng suất các loại cây tăng dần qua các năm. Năm 2013, diện tích cây ăn quả có múi là 1.979 ha năng suất đạt 230 tạ/ha, sản lượng đạt 24.518 tấn, đến năm 2015 diện tích tăng lên 4.695 ha, sản lượng đạt 40.488 tấn; cây mía từ 8.729 ha tăng lên 9.507 ha, sản lượng đạt 652.601 tấn…Giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác liên tục tăng, cụ thể năm 2013 đạt 85 triệu đồng/ha đến năm 2015 đạt 103 triệu đồng/ha tập trung vào một số cây trồng chủ lực của tỉnh như cây ăn quả có múi, cây mía, cây rau. UBND các huyện, thành phố đã có các chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực của địa phương. Tuy nhiên diện tích trồng trọt đáp ứng đủ điều kiện ATTP, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mới dừng ở quy mô các điểm mô hình, diện tích sản xuất chưa đủ lớn để hình thành những vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá. Chưa hình thành sản phẩm mang thương hiệu của từng địa phương. Chưa có mối liên kết giữa người sản xuất với thị trường tiêu thụ nên chưa tạo được đầu ra ổn định với giá cả hợp lý cho sản phẩm…
Từ thực tế đó, tỉnh có định hướng mở rộng diện tích cây ăn quả có múi trên 10.000 ha, trong đó có trên 6.000 ha đáp ứng đủ điều kiện ATTP hay được chứng nhận VietGAP; duy trì diện tích trồng rau các loại khoảng 11.000 ha trong đó có trên 6.300 ha chuyên canh đảm bảo đủ điều kiện ATTP hay được chứng nhận VietGAP; ổn định diện tích mía khoảng 11.000 ha.
Tỉnh cũng đưa ra 6 nhóm giải pháp để pháp triển một số nông sản hàng hoá như: bình tuyển công nhận và quản lý tốt cây đầu dòng để cung cấp nguồn vật liệu nhân giống đối với cây ăn quả có múi; tăng cường thúc đẩy việc hình thành các HTX, tổ hợp tác và sản xuất theo hướng trang trại, gia trại quy mô tập trung để tạo sản phẩm lớn thu hút thị trường; hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất trồng trọt đảm bảo đủ điều kiện ATTP, VietGAP; đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác trong sản xuất trồng trọt cho nông dân…
Người dân tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản của các huyện, TP.
Nhân dịp này, các huyện, TP đã có những gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương mình thu hút người dân đến tham quan và mua sản phẩm.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống điện nông thôn được tăng cường đầu tư nâng cấp và mở rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Cụ thể thực hiện xây dựng và nâng cấp trên 550 km đường điện, 197 trạm biến áp với tổng kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngành điện là 576,64 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm, cả tỉnh có trên 300 lao động đi xuất khẩu thông qua các đơn vị, doanh nghiệp môi giới. Với dân số trên 90 vạn dân, địa bàn tỉnh là một trong những tiềm năng khiến cho các đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động hết sức quan tâm.
(HBĐT) - Trong tháng 10, vốn đầu tư phát triển của TP Hoà Bình ước đạt 162,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 1,4%, trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 15,1 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 2,7%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 147,4 tỷ đồng so cùng kỳ tăng 1,2%.
(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, bước ngoặt chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong phát triển, vươn xa. Cho đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã có 130 điểm dịch vụ thú y đang hoạt động và có thu nhập thông qua cung cấp các dịch vụ thú y ở địa phương. 100% điểm dịch vụ có 1 cán bộ quản lý về chăn nuôi và chuyên môn thú y được nâng cao năng lực viết báo cáo dịch tễ, chẩn đoán và chữa trị bệnh, tích cực phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.