Xã An Bình (Lạc Thủy) hiện có 44 trang trại, gia trại quy mô từ 7.000 - 10.000 con gia cầm. Ảnh: Người dân xóm Cây Rường, xã An Bình chăn nuôi gà bản địa thả vườn cho thu nhập khá.

Xã An Bình (Lạc Thủy) hiện có 44 trang trại, gia trại quy mô từ 7.000 - 10.000 con gia cầm. Ảnh: Người dân xóm Cây Rường, xã An Bình chăn nuôi gà bản địa thả vườn cho thu nhập khá.

(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu, vùng xa, thuộc Chương trình 135 của huyện Lạc Thủy. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 50%. Xác định phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, năm 2010, Nghị quyết Đảng bộ xã đã đề ra mục tiêu “Phát huy lợi thế của kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đẩy nhanh phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững”.

 

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Đặc biệt, xã quan tâm giải quyết những vấn đề mấu chốt về vốn đầu tư, kiến thức KH-KT, thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp người dân phát triển sản xuất.

 

Nhờ phát huy tốt vai trò của Hội nông dân, Hội LHPN, Ngân hàng CSXH và Ngân hàng No&PTNT đã tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư SX-KD. Với sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm KN-KT, Trạm Thú y, trạm Bảo vệ thực vật và Trung tâm học tập cộng đồng hàng loạt lớp tập huấn mô hình chuyển giao tiến bộ KH-KT được tổ chức và xây dựng. Đầu ra cho sản phẩm nông - lâm sản là vấn đề đáng lo ngại nhất cũng từng bước được tháo gỡ, nhất là gỗ nguyên liệu do nhu cầu thị trường ngày càng cao. Đặc biệt, nhờ ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật, tiếp cận và nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân xã An Bình đã biết níu chân khách hàng gần, xa bằng các sản phẩm sạch như gà thả đồi, lợn bản địa. Theo đó, định hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực và thị trường để phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường có nơi bao tiêu sản phẩm đã từng bước trở thành hiện thực.

 

Đến nay, 100% diện tích rừng xã An Bình được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ trồng rừng nguyên liệu, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như cam, bưởi, cây dược liệu, cây gió bầu... Đặc biệt, kinh tế trang trại tổng hợp, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá mạnh. Hiện toàn xã có 11 trang trại, gia trại quy mô từ 7.000 -10.000 con gia cầm/lứa. Hàng năm cho sản lượng gần 200.000 con cùng hàng vạn đầu lợn với tổng sản lượng xuất chuồng đạt trên 500 tấn/năm.

 

Nhờ các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kinh tế của An Bình đã có bước chuyển biến tích cực. Đến nay, tổng giá trị sản xuất đạt 187,7 tỷ đồng/năm, tăng 2,69 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đạt trên 24 triệu đồng/người/năm, tăng 2,49 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,5%.

 

Đã có những bước khởi sắc, nhưng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói - giảm nghèo bền vững, hướng tới hoàn thành tiêu chí về thu nhập trong chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và người dân xã An Bình còn nhiều trăn trở. Đặc biệt, với nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, trong định hướng phát triển mới, người dân xã An Bình nói chung và các chủ trang trại, gia trại nói riêng mong muốn các cấp, ngành chỉ đạo quyết liệt và có chính sách khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi thửa tạo ra những cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho khai hoang, phục hóa, cải tạo mặt bằng đồng ruộng phù hợp với yêu cầu sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, với diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi rừng, cấp ủy, chính quyền và người dân xã An Bình mong muốn huyện Lạc Thủy sớm xây dựng quy hoạch sản xuất cây dược liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người dân để thay thế việc trồng keo như hiện nay. 

 

 

 

 

                                                                            Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác

Từ nguồn vốn khoảng 40.000 tỉ đồng, 5 năm qua (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông KCN, giáo dục y tế, du lịch được xây dựng. Ảnh: Công trình đê Đà Giang được khánh thành đưa vào sử dụng đã góp phần chỉnh trang đô thị.
Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phát triển mô hình dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất.
Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban thường trực BCĐ 800 trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Đồng Tâm.
Quang cảnh hội thảo.

Trên 100 ha cam, quýt Cao Phong được chứng nhận VietGAP

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) – Bộ KH&CN đã trao Giấy chứng nhận Nhóm sản xuất cam VietGAP cho Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra Cao Phong (thị trấn Cao Phong). Theo đó, chứng nhận sản phẩm cam, quýt của nhóm này được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn (VietGAP). Diện tích được chứng nhận là 106,47 ha; sản lượng dự kiến 2.700 tấn/năm; sản phẩm là các loại cam Canh, CS1, V2, quýt Ôn Châu (bao gồm hoạt động thu hoạch, không bao gồm hoạt động sơ chế). Giấy chứng nhận có giá trị từ ngày 24/11/2015 đến ngày 13/11/2016.

Giải bài toán nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, ngành LĐ-TB&XH tham mưu thực hiện 3 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 10 về thu nhập với chỉ tiêu đạt thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh 1,2 lần. Tiêu chí số 11 về hộ nghèo với tỷ lệ đạt 10%. Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 45%. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 188 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động (98%), 89 xã đạt tiêu chí thu nhập (46%) và 81 xã đạt tiêu chí giảm nghèo (42%).

Tỉnh ta tham gia gian hàng sản phẩm đặc trưng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015

(HBĐT) - Từ ngày 27/11 – 1/12, Hội chợ đặc sản các vùng miền Việt Nam 2015 tại Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã diễn ra với 200 gian hàng đến từ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tỉnh ta tham gia 2 gian hàng giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh.

Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội Nông dân tỉnh (HND) tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”. Đây là dự án do HND tỉnh trực tiếp tổ chức và thực hiện dưới sự hỗ trợ của Văn phòng dự án ADDA tại Hà Nội.

Đang xem xét đề xuất giảm mức phí QL 6 cho nhân dân 4 xã, thị trấn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo trả lời báo chí và dư luận về việc giảm mức phí qua Trạm thu phí BOT QL 6 cho nhân dân sinh sống trên một số địa bàn huyện Lương Sơn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Người phát ngôn của Chính phủ.

Hội nghị giới thiệu một số sản phẩm nông sản hàng hoá tỉnh Hoà Bình năm 2015

(HBĐT) - Chiều 28/11, tại huyện Cao Phong, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch tổ chức hội nghị giới thiệu một số nông sản hàng hoá tỉnh Hoà Bình năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; các sở, ban ngành; Hội nông dân các huyện, TP; các doanh nghiệp SXKD, dịch vụ thương mại trong và ngoài tỉnh; HTX, chủ trang trại, hộ SXKD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục