Nghề mây tre đan giải quyết việc làm cho người dân xóm Đất Đỏ, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thu nhập bình quân đạt từ 1,8- 2 triệu đồng/người/tháng.

Nghề mây tre đan giải quyết việc làm cho người dân xóm Đất Đỏ, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thu nhập bình quân đạt từ 1,8- 2 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, ngành LĐ-TB&XH tham mưu thực hiện 3 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 10 về thu nhập với chỉ tiêu đạt thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh 1,2 lần. Tiêu chí số 11 về hộ nghèo với tỷ lệ đạt 10%. Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 45%. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 188 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động (98%), 89 xã đạt tiêu chí thu nhập (46%) và 81 xã đạt tiêu chí giảm nghèo (42%).

 

Chúng tôi đến thăm lớp dạy nghề mây- song- đan được mở tại nhà văn hóa xóm Đất Đỏ, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Là học viên tham gia lớp dạy nghề, chị Bùi Thị Thảo, xóm Đất Đỏ tâm sự: Người dân nông thôn chúng tôi chỉ trông vào diện tích đất nông nghiệp ít ỏi đảm bảo đủ ăn đã khó nói gì đến tăng thu nhập. Mấy năm nay, xóm có thêm nghề mây tre đan giúp chúng tôi có thêm việc làm lúc nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập. Tôi làm nghề mây tre đan đã được 2 năm, mỗi tháng thu nhập thêm trên 1 triệu đồng, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, cán bộ LĐ-TB&XH xã Liên Sơn cho biết: Lớp học thuộc Đề án 1956  đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 35 học viên ở 2 xóm Sum và Đất Đỏ tham gia. Nghề mây tre đan có ở xã từ những năm 2006 - 2007, góp phần giải quyết việc làm cho từ 600- 700 lao động. Qua lớp học, người dân được trang bị thêm kỹ thuật đan mới, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, nông nhàn, người dân có thu nhập thêm trung bình từ 1,8- 2 triệu đồng/tháng, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên 19 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,9% (năm 2015).

 

Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Là vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh, huyện tập trung nhiều doanh nghiệp, KCN trên địa bàn thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương. Cùng với đó, chương trình mục tiêu giảm nghèo, chương trình dạy nghề và giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, góp phần giải quyết việc làm. Từ đó tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động và xóa đói- giảm nghèo trên địa bàn. Kết quả, thực hiện tiêu chí số 10, nếu năm 2011, thu nhập bình quân của huyện đạt 24,6 triệu đồng/người, đến năm 2015 ước đạt 38 triệu đồng/người. Thực hiện tiêu chí số 11, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 9,23%, đến năm 2015 ước giảm xuống còn 4,75%. Thực hiện tiêu chí số 12, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 27,3% (năm 2011) tăng lên 50% (năm 2015). Số lao động sau học nghề có việc làm ổn định đạt từ 75- 80%. Năm 2015, huyện ước giải quyết việc làm mới cho 13.971 lao động.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, xây dựng NTM ở tỉnh còn những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất chưa khoa học, thiếu đồng bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm; đời sống nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít người còn thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế còn nhiều khó khăn; chất lượng giáo dục, y tế có những bất cập, chưa bền vững; phong trào xây dựng đời sống văn hóa có nơi chất lượng chưa cao; năng lực cán bộ xã còn nhều hạn chế. Những tồn tại, khó khăn này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các tiêu chí NTM, đặc biệt là các chỉ tiêu việc làm, thu nhập và giảm nghèo. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện các tiêu chí, trong đó có điều kiện kinh tế của tỉnh khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm đa số, hạ tầng cơ sở còn thấp, đời sống người dân chưa được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

 

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM theo tiêu chí cơ cấu lao động, thu nhập và giảm nghèo, ngành LĐ-TB&XH có một số khuyến nghị sau: Trước hết, bên cạnh công tác tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức về chủ trương xây dựng NTM tới từng người dân, từng cán bộ quản lý thì vấn đề quan trọng hàng đầu là cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh ứng dụng KH-CN vào sản xuất, đặc biệt là giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Làm tốt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với hoạt động của công nghệ. Phát triển công nghiệp chế biến để chế biến sản phẩm sản xuất ra nhằm bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thông qua thu hút đầu tư. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ. Hai là, phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh tạo việc làm cho lao động ở nông thôn thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, nòng cốt là tổ hợp tác, HTX. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua chương trình phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động. Ba là, hoàn thiện quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn tỉnh theo hướng hiện đại. Thực hiện xã hội hoá dạy nghề, đẩy mạnh dạy nghề cho người lao động ở nông thôn. Bốn là, cần hỗ trợ làm tăng năng lực cho người nghèo, người cận nghèo phát triển sản xuất để họ tự vươn lên thoát nghèo theo phương châm cho người nghèo chiếc cần câu để câu cá theo từng nguyên nhân nghèo của từng địa phương. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.

 

 

 

 

                                                                      Hương Lan

 

 

Các tin khác

Gian sản phẩm đặc trưng của tỉnh ta thu hút sự chú ý của người dân Thủ đô thăm quan, mua sắm.
Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng BQL Dự án trao tặng bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án.
Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - cần gỡ những “nút thắt”

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2010-2014), toàn tỉnh đã tổ chức được 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 17.957 người, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp 10.016 người, nghề nông nghiệp 7.941 người. Dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 có 14.011 người với nguồn kinh phí T.Ư 17.590 triệu đồng, 3.946 người được đào tạo thông qua nguồn kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí khác. Công tác đào tạo nghề đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu LĐNT. Tuy nhiên, từ kết quả thực hiện cũng cho thấy những “nút thắt” cần được tháo gỡ nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Cấp 677 giấy chứng nhận vệ sinh thú y

(HBĐT) - Trong tháng 10, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra được 38 cơ sở, trong đó, đánh giá phân loại định kỳ được 22 cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản: 16 cơ sở xếp loại B (đạt yêu cầu, chiếm 72,73%), 6 cơ sở xếp loại C (vi phạm các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chiếm 27,27%).

Thanh toán tiền mua cổ phần trả chậm của người lao động

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tiền bán cổ phần cho người lao động nghèo.

Agrinbank – Chi nhánh Cao Phong tạo đà cho phát triển NNNT

(HBĐT) - Cao Phong có diện tích tự nhiên 25.437 ha với trên 4 vạn dân, trong đó dân số nông thôn chiếm đại đa số, phần lớn là lao động thuần nông trồng trọt, chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank – Chi nhánh Cao Phong đã nỗ lực đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Nhất là trong những thời điểm khó khăn nhất, khi giá hoa quả, nông sản... xuống thấp. Từng bước giúp người dân vượt qua khó khăn, có điều kiện chăm sóc, phát triển cây trồng.

83,24% tổng số xã có hệ thống điện đạt chuẩn

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống điện nông thôn được tăng cường đầu tư nâng cấp và mở rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Cụ thể thực hiện xây dựng và nâng cấp trên 550 km đường điện, 197 trạm biến áp với tổng kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngành điện là 576,64 tỷ đồng.

Hỗ trợ tối đa xuất khẩu lao động ra nước ngoài

(HBĐT) - Thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm, cả tỉnh có trên 300 lao động đi xuất khẩu thông qua các đơn vị, doanh nghiệp môi giới. Với dân số trên 90 vạn dân, địa bàn tỉnh là một trong những tiềm năng khiến cho các đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động hết sức quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục