Vườn cam đã được cấp giấy chứng nhận VietGap tại khu 5A, thị trấn Cao Phong.

Vườn cam đã được cấp giấy chứng nhận VietGap tại khu 5A, thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Với phương châm “Chữ tín quí hơn vàng”, người dân Cao Phong xác định hai yếu tố chính phải luôn duy trì để giữ vững thương hiệu cam Cao Phong đó là ngon và sạch. Để cho ra những trái cam chín vàng, căng mọng và tuyệt đối sạch thì người nông dân Cam Phong đã ý thức, nghiêm chỉnh thực hiện theo một quy trình canh tác đạt chuẩn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến,  Phó Trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển vùng cam an toàn, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Cao Phong, chúng tôi xác định cần có chiến lược, giải pháp phát triển cây cam một cách hợp lý và bền vững. Đặc biệt, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững thương hiệu. Do đó, từ năm 2011 đến nay, huyện đã tổ chức hơn 300 lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao KH -KT cho người trồng cam, hướng dẫn áp dụng giải pháp canh tác hợp lý để cho ra những sản phẩm nông nghiệp sạch.

 

Để có nguồn giống tốt và sạch bệnh, huyện Cao Phong thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu cho nhân dân các cơ sở sản xuất giống chất lượng như: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả), Trung tâm Giống cây trồng tỉnh và một số cơ sở uy tín để cung cấp giống. Ngay tại địa phương, Công ty TNHH MTV Cao Phong là nguồn cung cấp cây giống chính với hệ thống nhà lưới sản xuất cây giống đạt tiêu chuẩn quy định.

 

Đặc thù dòng cây có múi, nước tưới là yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng. Để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn, Cao Phong đã có hàng loạt dự án nâng cấp, cải tạo các hồ chứa, đặc biệt là hồ Đác Tra, đảm bảo trữ nước tưới cam cho cả mùa khô hạn. Nhiều hộ dân đã đầu tư máy bơm động lực cao, ống dẫn nước và bể xi măng dung tích lớn, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây.

 

Theo chia sẻ kinh nghiệm của các hộ trồng cam lâu năm thì nhất nước, nhì phân. Sở dĩ trái cam Cao Phong ngày càng thơm ngon đó là nhờ việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân bón vô cơ. Kinh nghiệm đang được nhân rộng, phổ biến tại các vườn cam là bà con đã bón phân hữu cơ phối trộn với phân đa lượng phù hợp; ủ phân trâu, bò; ngâm đậu nành; ngâm cá con mục nát rồi tưới cho cây cam để bổ sung đạm. Đồng thời xử lý cắt tỉa rễ, khoanh vỏ trên thân cành đúng kỹ thuật để kích thích ra nhiều hoa nên quả sai, to và mọng nước.

 

Đưa chúng tôi đi thăm những vườn cam sai trĩu quả đang chờ ngày thu hoạch, đồng chí Hoàng Văn Lương, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Cao Phong cho biết: Tất cả phần việc như bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 2 tháng trước khi thu hoạch. Vụ thu hoạch cam là mùa khô, ít sâu bệnh nên công việc tại các vườn cam chỉ còn là trông nom và chờ cam chín. Trước khi thu hoạch, các vườn cam đều được lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo không có tồn dư các chất gây hại cho sức khỏe trong sản phẩm, do vậy cam Cao Phong đến tay người tiêu dùng không chỉ  đảm bảo về chất lượng mà còn tuyệt đối an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

 

                                                                               Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc(Ban Dân tộc tỉnh)  kiêm tra chất lượng cây giống trước khi cấp cho các hộ.
Xã An Bình (Lạc Thủy) hiện có 44 trang trại, gia trại quy mô từ 7.000 - 10.000 con gia cầm. Ảnh: Người dân xóm Cây Rường, xã An Bình chăn nuôi gà bản địa thả vườn cho thu nhập khá.
Từ nguồn vốn khoảng 40.000 tỉ đồng, 5 năm qua (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông KCN, giáo dục y tế, du lịch được xây dựng. Ảnh: Công trình đê Đà Giang được khánh thành đưa vào sử dụng đã góp phần chỉnh trang đô thị.
Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phát triển mô hình dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Đồng Tâm đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 30/11, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tâm, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ công bố xã Đồng Tâm đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban thường trực BCĐ 800 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo bà con nhân dân trong xã.

Hội thảo quản lý tài chính hợp phần Ngân sách phát triển xã 

(HBĐT) - Ngày 30/11, tại Trung tâm hội nghị Hoà Bình (TP Hòa Bình), Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 đã tổ chức Hội thảo quản lý tài chính hợp phần Ngân sách phát triển xã với sự tham dự của các học viên là kế toán UBND các xã, huyện vùng dự án 6 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.

Trên 100 ha cam, quýt Cao Phong được chứng nhận VietGAP

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) – Bộ KH&CN đã trao Giấy chứng nhận Nhóm sản xuất cam VietGAP cho Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra Cao Phong (thị trấn Cao Phong). Theo đó, chứng nhận sản phẩm cam, quýt của nhóm này được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn (VietGAP). Diện tích được chứng nhận là 106,47 ha; sản lượng dự kiến 2.700 tấn/năm; sản phẩm là các loại cam Canh, CS1, V2, quýt Ôn Châu (bao gồm hoạt động thu hoạch, không bao gồm hoạt động sơ chế). Giấy chứng nhận có giá trị từ ngày 24/11/2015 đến ngày 13/11/2016.

Giải bài toán nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, ngành LĐ-TB&XH tham mưu thực hiện 3 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 10 về thu nhập với chỉ tiêu đạt thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh 1,2 lần. Tiêu chí số 11 về hộ nghèo với tỷ lệ đạt 10%. Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 45%. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 188 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động (98%), 89 xã đạt tiêu chí thu nhập (46%) và 81 xã đạt tiêu chí giảm nghèo (42%).

Tỉnh ta tham gia gian hàng sản phẩm đặc trưng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015

(HBĐT) - Từ ngày 27/11 – 1/12, Hội chợ đặc sản các vùng miền Việt Nam 2015 tại Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã diễn ra với 200 gian hàng đến từ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tỉnh ta tham gia 2 gian hàng giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh.

Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 30/11, Hội Nông dân tỉnh (HND) tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình”. Đây là dự án do HND tỉnh trực tiếp tổ chức và thực hiện dưới sự hỗ trợ của Văn phòng dự án ADDA tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục