Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trồng cây màu vụ đông 2015 - 2016.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN &PTNT cho biết: Yên Thủy là vùng đất còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi yếu và thiếu đồng bộ, lại luôn hứng chịu sự bất lợi của thiên nhiên, chưa mưa đã úng, lũ, vừa nắng đã hạn. Để bù đắp những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Yên Thủy đang quyết liệt chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2015-2016.
Ngành trồng trọt tăng trưởng “âm”
Năm 2015, sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thủy thiệt hại nặng nề do thiên tai. Những tưởng sản xuất thuận lợi khi đón “mưa vàng” đầu năm thì ngay sau đó, cả một quãng thời gian nắng nóng với cường độ cao kéo dài, nhiều ngày nhiệt độ xấp xỉ 400C, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ chiêm - xuân. Các cây trồng chủ lực như ngô, lúa, lạc năng suất đều sụt giảm. Nhiều diện tích cây trồng không có nước tưới đã bị chết hoặc năng suất không có. Vừa qua cơn đại hạn, liên tiếp vào cuối tháng 9, Yên Thủy lại hứng chịu hậu quả nặng nề do các đợt mưa lớn kéo dài gây ngập úng cục bộ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Hàng trăm nhà dân bị ngập, hàng chục hộ phải di dời đến nơi an toàn, hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, khoảng 1.000 ha các loại cây trồng bị ngập làm giảm năng suất. Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt 12.925,7 ha, bằng 97,94% kế hoạch. Diện tích cây trồng các loại bị ảnh hưởng do nắng nóng, mưa lũ 2.825,9 ha, trong đó, diện tích bị thiệt hại trên 70% năng suất 1.743 ha, diện tích bị thiệt hại từ 30 - 70% năng suất 1.081,9 ha, ước khoảng 8, 3 tỷ đồng. Tích cực khắc phục hậu quả thiên tai, điều chỉnh diện tích sang các loại cây trồng có hiệu quả hơn đã góp phần giúp Yên Thủy giảm bớt thiệt hại. Tuy nhiên, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đạt 288, 14 tỷ đồng, giảm 0,98% so với cùng kỳ. Riêng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 137, 2 tỷ đồng, giảm 5,38% so với cùng kỳ.
Dồn lực cho vụ sản xuất vụ đông - xuân 2015 - 2016
Để bù đắp những thiệt hại do nguyên nhân khách quan gây ra, huyện đã rà soát và xây dựng kế hoạch vụ chiêm 2016 với một số cây trồng chính như: 480 ha lúa, 150 ha ngô; 1.330 ha sắn, 1.790 ha lạc; 1.520 ha mía... Huyện đã giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn đôn đốc thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành thắng lợi kế hoạch này. Trong đó tập trung chuyển đổi diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu tư thâm canh, nâng cao tỷ lệ giống được xác nhận, áp dụng quy trình vào sản xuất tiết kiệm và hiệu quả. Đối với cây ngô tiếp tục gieo trồng các giống lai có năng suất cao phục vụ chăn nuôi, kết hợp với đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng, xây dựng vùng ngô hàng hóa.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo đưa các giống lạc, đậu tương ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, mở rộng diện tích lạc, đậu tương xuân trên đất 1 vụ lúa, xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đưa các giống mía đường có năng suất, hàm lượng đường cao và khả năng chịu hạn vào sản xuất để tăng sản lượng và rải vụ đối với mía nguyên liệu, kết hợp với trồng xen các loại cây trồng như lạc, đậu tương, đậu đỗ, duy trì độ ẩm và tăng độ phì nhiêu của đất. Đối với các cây họ rau như bầu, bí, dưa hấu, lặc lày, su su, tỏi tía, rau bản địa, huyện đang tập trung hỗ trợ, định hướng cho nông dân thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Các phòng, ban chức năng tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất, chuẩn bị phòng - chống rét cho cây trồng, gia súc, gia cầm. Đồng thời chỉ đạo các xã quản lý tốt nước tại các hồ, bai, đập để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ tới.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 30/11, tại điểm định canh định cư tập trung khu vực Bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong), Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức cấp phát 945 cây giống Bưởi diễn cho 27 hộ thuộc diện định canh định cư năm 2011, 2014 và 2015.
(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu, vùng xa, thuộc Chương trình 135 của huyện Lạc Thủy. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 50%. Xác định phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, năm 2010, Nghị quyết Đảng bộ xã đã đề ra mục tiêu “Phát huy lợi thế của kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đẩy nhanh phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững”.
(HBĐT) - Trong điều kiện kinh tế của đất nước, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tranh thủ được nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH không phải là điều đơn giản. Bởi vậy cần siết chặt công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo phát huy hiệu quả trong từng dự án. Sở KH&ĐT đã và đang nỗ lực vì mục tiêu này - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Đức Hinh, Giám đốc Sở KH&ĐT.
(HBĐT) - Xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt, cần phát huy tính tự chủ, tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng dân cư. Một mặt thực hiện tốt việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn NTM... Đó là những nhiệm vụ, giải pháp được nêu cụ thể trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) nhiệm kỳ 2015-2020.
(HBĐT) - Ngày 30/11, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tâm, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ công bố xã Đồng Tâm đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban thường trực BCĐ 800 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo bà con nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Ngày 30/11, tại Trung tâm hội nghị Hoà Bình (TP Hòa Bình), Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 đã tổ chức Hội thảo quản lý tài chính hợp phần Ngân sách phát triển xã với sự tham dự của các học viên là kế toán UBND các xã, huyện vùng dự án 6 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.