Cam sạch Cao Phong được người tiêu dùng ưa chuộng.
(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập “đội quân” tỷ phú ở Cao Phong ngày một nhiều hơn, trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân toàn quốc.
Tôi bất ngờ khi gặp lại anh Trần Văn Tuyên, là một trong những người trồng cam có “số má” ở thị trấn Cao Phong, vì từ nhiều năm trước đã có nguồn thu hàng tỷ đồng. Tại Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất vừa qua, trông anh cứ ngỡ doanh nhân. Anh lái ô tô đời mới, quần áo lịch lãm, phong cách thư thái. Hôm nay, tại vườn cam Đội 4 anh lại là nông dân đích thực - người ta nói anh là “ông chủ chân đất”. Mũ, quần áo bảo hộ, đi ủng, phóng xe máy cà tàng chỉ đạo sản xuất, điện thoại kêu liên tục nhận đơn đặt hàng. Anh Tuyên chia sẻ: Khu vườn cam V2 khoảng 3,5 ha này để áp Tết mới bán. Sang năm thứ 6, năng suất và sản lượng cam bước vào “đỉnh cao”. Lá xanh mướt, cam sai đến nỗi phải dùng giàn đểứ trống, quả mọng, vàng tươi kết thành khối sà như sắp gãy cành.
Anh Tuyên ngại không muốn nói về thu nhập vì có thể là khiêm tốn và có thể câu chuyện tiền tỷ đối với người trồng cam không còn xa lạ. Hiện anh sở hữu 17 ha cam, trong đó, gần 10 ha thời kỳ kinh doanh bước vào giai đoạn “hoàng kim” (năm thứ 6-7). Khiêm tốn cũng cho thu khoảng 8 tỷ đồng, con số ước ao đối với nhiều doanh nhân chứ đừng nói đến nông dân. Cơ ngơi “nổi” có thể nhìn thấy của anh Tuyên chẳng khác gì những đại gia có máu mặt.
Không kém so với quy mô và thu nhập của anh Tuyên, vụ cam này, nhiều gia đình khác như hộ các ông, bà: Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thế Bình, Đặng Thị Thu… có tới hàng chục ha cam, gần 10 ha trong thời kỳ kinh doanh, thu hàng trăm tấn cam, chuyện thu từ 7-10 tỷ đồng nằm trong tầm tay.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Thế Anh cho biết: Chẳng tính đến những đại gia cam có số thu gần 10 tỷ đồng. ở điều kiện bình thường chỉ cần 1 ha đất trồng cam thu khoảng 30 tấn/ha cũng có gần tỷ đồng. Những gia đình tầm tầm như Chủ tịch UB MTTQ thị trấn Cao Phong Nguyễn Đức Mạnh có 3/7 ha cam kinh doanh; 2 con bác Phạm Đức Khánh, Chủ nhiệm CLB những người trồng cam Cao Phong, mỗi người trồng khoảng 4 ha, trong đó 2 ha đã cho kinh doanh, hàng năm cũng thu từ 1,5 - 2 tỷ đồng...
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nguyễn Thế Anh tâm sự: Mấy năm nay, ai có 5.000 - 7.000 m2 trồng cam cũng để ra vài trăm triệu đồng/năm. Thống kê năm ngoái, thị trấn có 54 hộ thu trên tỷ đồng. Cả thị trấn Cao Phong có trên 150 ô tô các loại, trong đó nhiều xe thời thượng. Năm nay, cam được giá, được mùa, năng suất và sản lượng tiếp tục được nâng cao. Câu chuyện người trồng cam mua biệt thự, xây bể bơi, ô tô hạng sang, tiện nghi đắt tiền, sử dụng điện thoại thế hệ mới, để hàng tỷ đồng làm quà hồi môn cho con cháu giờ không mới.
Huyện Cao Phong có gần 1.700 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 1.120 ha cam, khoảng 750 ha cam, quýt vào thời kỳ kinh doanh, sản lượng 20.000 tấn, giá trung bình 30.000 đồng/kg, người trồng cam cũng có doanh thu cỡ 600 tỷ đồng. Thế nên, Bí thư Huyện ủy Cao Phong Võ Ngọc Kiên nói vui mà thực tế - “Bây giờ nhắc đến tỷ phú cam là chuyện rất xưa. Tới đây, Cao Phong sẽ có những triệu đô từ trồng cam ấy chứ”. Nhìn thu nhập của người trồng cam ở thị trấn “vàng” Cao Phong, ai chẳng mơ. Ngoài những ưu ái về khí hậu, thổ nhưỡng, người trồng cam cũng vất vả, một nắng hai sương, tất bật quanh năm. Lo phân bón, kỹ thuật, thời tiết, nước tưới… Mỗi khi thời tiết thay đổi, nắng hạn, hay giông bão, mỗi lứa cam ra hoa, kết trái, một chút lá cam bị rám, không xanh, chủ cam chẳng thể yêu lòng. Và cũng không phải ai cũng có thể “gặt hái” được những mùa cam vàng, quả ngọt, bởi trồng cam phải làm chủ khoa học kỹ thuật, tổ chức tốt sản xuất, tính ra mức đầu tư cho mỗi ha cam cũng lên tới 150-200 triệu đồng. Nói về những lo toan, vất vả của dân trồng cam Cao Phong người ta vẫn ví phải ăn cơm đứng và có thực lực. Chủ nhiệm CLB những người trồng cam Phạm Đức Khánh cho biết: Dân trồng cam đã nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cam, thực hiện quản lý sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn khác, tăng cường đầu tư thâm canh, ứựng dụng công nghệ mới, chọn các giống mới, bố trí cơ cấu giống hợp lý có tính rải vụ áp dụng vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cam, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ, trong bối cảnh hội nhập.
Lê Chung
(HBĐT) - Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2015 với tổng kim ngạch hàng hóa ước đạt 282 triệu USD, tăng 86,4% so với cùng kỳ, vượt 56,7% kế hoạch. Điều này ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại, giữ vững mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thị trường.
(HBĐT) - Năm 2015, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục “gặt hái” được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục ổn định và có sự phát triển lạc quan. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 19.800 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và vượt 1,9% so với kế hoạch. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,9% so với năm 2014. Hầu hết các ngành sản xuất đều có sự tăng trưởng.
(HBĐT) - Nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho các loại hàng hóa nông sản, sau năm 2015 phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Đó là định hướng đã được UBND tỉnh chỉ đạo khi giao Sở NN &TNT là cơ quan chủ quản tiến hành lập Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh. Bám sát định hướng trên, năm 2015 là cột mốc quan trọng để đánh giá kết quả đạt được và cụ thể hóa kế hoạch thực hiện trong những năm tiếp theo.
(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xem là động lực thúc đẩy phát triển KT -XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Chương trình và phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Với 31 xã về đích NTM, tỉnh ta được đánh giá đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc về thành tích này.
(HBĐT) - Kết cấu hạ tầng, diện mạo nông thôn miền núi, đời sống nhân dân huyện Lạc Sơn đang có sự thay đổi rõ nét, người dân được tiếp cận với các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa. Đó là kết quả từ việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện xuống cơ sở của huyện Lạc Sơn trong nhiều năm qua.
(HBĐT) - Không chỉ những người xa quê, quan khách lâu lâu trở lại, mà ngay cả những công dân thành phố Hòa Bình đều cảm nhận sâu sắc về diện mạo thành phố bên sông Đà đang vươn mình, đổi thay từng ngày. Hiện thực hóa các quy hoạch tổng thể, chi tiết, thành phố đã huy động và quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu tư với tổng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tạo nên sự thay đổi vượt bậc về kết cấu hạ tầng mà những năm trước được xem là “nợ” khi được công nhận là đô thị loại III.