Tập trung huy động các nguồn lực để hoàn thiện đường GTNT, nhất là đường nội đồng là nhiệm vụ mà xã Vạn Mai tập trung thực hiện trong năm 2016. (Trong ảnh: đường giao thông nội đồng xóm Nghẹ được xây dựng trong năm 2015)

Tập trung huy động các nguồn lực để hoàn thiện đường GTNT, nhất là đường nội đồng là nhiệm vụ mà xã Vạn Mai tập trung thực hiện trong năm 2016. (Trong ảnh: đường giao thông nội đồng xóm Nghẹ được xây dựng trong năm 2015)

(HBĐT) - Nhờ có đường quốc lộ 15 chạy qua, dân cư lại khá tập trung nên xã Vạn Mai (Mai Châu) có nhiều thuận lợi trong xây dựng NTM. Đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí và đặt mục tiêu đến năm 2020 về đích.

 

Xã Vạn Mai cách trung tâm huyện Mai Châu 12 km, có diện tích tự nhiên trên 3.600 ha với 781 hộ dân, 3.165 nhân khẩu. Dân cư phân bố ở 7 xóm, với 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm đa số là bà con dân tộc Thái (69,4%). Bắt tay vào xây dựng NTM, với xuất phát điểm khá thuận lợi so với các xã lân cận và sự nỗ lực, chung tay của chính quyền và người dân, đến nay, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc và đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Đến hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 18 triệu đồng/người/năm (năm 2010 là 8 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17% (2010) xuống còn 9,8% .  

Để có được những kết quả đó, đồng chí Hà Công Sang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, dựa vào ưu thế của từng xóm, Vạn Mai tiến hành phân vùng kinh tế để xác định hướng đi. Cụ thể, 7 xóm trong xã được phân thành 2 vùng: vùng phát triển về tiểu thủ công nghiệp gồm các xóm: Co Lương, Nam Điền và Dồn; các xóm còn lại tập trung phát triển về nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Hiện, cả xã có 12 cơ sở chế biến lâm sản, tăm đũa và 3 xưởng sản xuất, chế biến nông sản. Các cơ sở này vừa góp phần giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân và đem lại nguồn thu ngân sách nhà nước. Đối với nông - lâm nghiệp: cùng với ngô và sắn là 2 cây trồng chủ lực, việc trồng mướp và bí lấy hạt cũng được chú trọng. Trong chăn nuôi, ngoài  phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm, việc nuôi trồng thủy sản, nhất là cá Dầm xanh cũng được chú trọng; hiện diện tích nuôi trồng là 6,2 ha, sản lượng đạt 32 tấn. Ngoài ra, du lịch cũng là hướng đi mà Vạn Mai có lợi thế để thúc đẩy hơn nữa trong tương lai, với địa danh như bản Lọng.

Song song với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc huy động nhân dân chung tay xây dựng NTM được xã triển khai rất hiệu quả. Đưa chúng tôi ra thăm con đường giao thông nội đồng mới được bê tông hóa ở xóm Nghẹ, ông Khà Văn Kim, Phụ trách Trung tâm học tập cộng đồng xã chia sẻ: Từ khi nhận thức được vai trò của mình, bà con hưởng ứng rất nhiệt tình, nhất là hiến đất, đóng góp ngày công làm đường GTNT, làm thủy lợi. Theo đó, nhân dân trong xã đã hiến đất để kiên cố hóa kênh mương 860 m2 và 7.000 m2 xây dựng đường giao thông nông thôn, đóng góp 1,214 tỷ đồng và 10.000 ngày công.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của nhân dân trong xã, hiện xã Vạn Mai không còn nhà dột nát, 100% các hộ có điện đảm bảo, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%, các cơ sở hạ tầng thiết yếu đang từng ngày được hoàn thiện. Với 13 tiêu chí đã đạt được và những thử thách phía trước, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Vạn Mai phấn đấu mỗi năm hoàn thành từ 2-3 tiêu chí và đến năm 2020 về đích NTM. Để hoàn thành mục tiêu đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân. Trước mắt, hoàn thiện đường GTNT để tạo nền tảng phát triển kinh tế. Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các ngành tiểu thủ công nghiệp sẽ được khuyến khích và từng bước giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp và chăn nuôi.                 

                                       

                                         Viết Đào

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Được hỗ trợ từ tiểu dự án nuôi bò sinh sản, các thành viên nhóm sản xuất xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân  Lạc) có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Nông dân xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trồng hoa lay ơn cho thu nhập cao.
Một góc sân golf Phượng Hoàng.

Trang trại hữu cơ lợn, gà rừng trên đất Hòa Bình

(HBĐT) - Qua 8 năm vận hành chăn nuôi lợn, gà rừng theo mô hình hữu cơ, đến nay, NTC (Công ty CP Phát triển Khoa học kỹ thuật Việt Nam) có 2 cơ sở chăn nuôi chủ lực tại xã Yên Bình (Hà Nội) và Dân Hạ (Kỳ Sơn), quy mô chăn nuôi được xem là lớn nhất Việt Nam với 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, cung cấp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, với lợi nhuận hàng năm khoảng 40 tỷ đồng.

Chuyện về những người nông dân xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Bức tranh xây dựng NTM của tỉnh năm 2015 có nhiều khởi sắc với 31 xã về đích. Tỉnh được xếp thứ nhất trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Để bức tranh đó sống động và đẹp đẽ có phần đóng góp không nhỏ của những người nông dân với vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay và cách làm mới, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Dấu ấn trong giải phóng mặt bằng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình

(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển GT-VT của vùng, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh ta với Thủ đô Hà Nội qua tuyến đại lộ Thăng Long mở ra cơ hội phát triển đô thị dịch vụ, dọc tuyến của tỉnh ta. Với việc thành lập tổ công tác chuyên trách đặc biệt để chỉ đạo, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đang mang lại hiệu quả tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra. Đây được coi là minh chứng tính hiệu quả của sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh.

Mang no ấm về vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Mường Chiềng là một điển hình, tại đây, hệ thống đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt... luôn được Nhà nước quan tâm. Những con đường mới được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.

Vùng cửa ngõ chuyển mình

(HBĐT) - Lương Sơn - vùng cửa ngõ của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội để chuẩn bị hành trang tăng tốc cho tương lai. KCN Lương Sơn tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Ngọt ngào mía tím

(HBĐT) - Xuân về, trên các sườn đồi, đất bãi trải dài màu xanh của cây mía tím. Những cây mía sẫm màu mật ngọt như nét đặc trưng của người dân vùng núi tỉnh Hòa Bình. Và cũng chẳng biết từ bao giờ, cây mía tím giống như một biểu tượng của tâm linh, của sự giao hòa đất, trời. Chính vì vậy, theo truyền thống, trong những ngày Tết, người dân thường bày cây mía tím hai bên bàn thờ cho đến hết rằm tháng giêng để mong cho một năm mới tràn đầy ngọt lành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục