Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Tuấn, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư vào trồng cam ổn định cuộc sống.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Tuấn, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư vào trồng cam ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH là cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Thực tế, hiện nay, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách tại địa bàn xã Bắc Phong (Cao Phong) đã phát huy hiệu quả từ nguồn vốn trên để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

 

Gia đình anh Bùi Văn Tuấn, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong là hộ nghèo của xã, xóm từ nhiều năm nay. Gia đình có đất nhưng không có vốn để đầu tư sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Năm 2012, gia đình anh được tiếp cận với nguồn vốn từ NHCSXH. Sau khi được giải ngân nguồn vốn, gia đình anh đầu tư mua trâu và trồng cam. Năm 2015, gia đình anh trả hết nợ, bán trâu và vay thêm 40 triệu đồng để đầu tư vào vườn cam với diện tích 4.000 m2. Nhờ được hỗ trợ kịp thời nên vườn cam của gia đình anh phát triển nhanh. Với 200 gốc cam và bưởi năm thứ 2 được đầu tư chăm sóc theo quy trình kỹ thuật hứa hẹn 2 năm nữa sẽ cho thu nhập ổn định.  

Để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, người được vay sử dụng đúng mục đích, NHCSXH huyện Cao Phong đã chỉ đạo các tổ TK&VV trong xã tổ chức họp bình xét cho vay bảo đảm dân chủ, công khai theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND huyện phê duyệt hàng năm. Ngân hàng phân công cán bộ tín dụng tham gia dự họp tổ TK&VV, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, những quy định của ngân hàng; giám sát phát hiện, xử lý, ngăn chặn tình trạng tổ trưởng tổ TK&VV tự ý thu gốc của hộ vay, giảm thiểu tình trạng vay hộ, xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Nhằm bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, theo quy định sau 30 ngày kể từ ngày giải ngân, NHCSXH huyện phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác xuống tận các hộ được vay vốn kiểm tra mục đích sử dụng vốn. Chỉ đạo các tổ TK&VV phân công thành viên xuống từng gia đình vay vốn đôn đốc, động viên và hướng dẫn các hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Hàng tháng, các tổ chức nhận ủy thác nguồn vốn phối hợp với tổ trưởng các tổ TK&VV đối chiếu dư nợ số hộ vay vốn theo quy định. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện cũng phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội nhận uỷ thác, tổ trưởng tổ TK&VV một số nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát; quản lý tổ TK&VV; các chủ trương, chính sách mới...  

Hiện tại, trên địa bàn xã Bắc Phong có 19 tổ TK&VV, 717 hộ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH thực hiện 10 chương trình tín dụng, tổng dư nợ trên 19,5 tỷ đồng. Trong đó dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt cao nhất trên 5,7 tỷ đồng với 204 hộ còn dư nợ, chương trình cho vay hộ cận nghèo dư nợ trên 5,4 tỷ đồng với 182 hộ còn dư nợ... Xã không có nợ quá hạn, tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ được trên 150 triệu đồng. Nguồn vốn vay ưu đãi đã đóng góp tích cực vào giảm nghèo của xã. Hiện tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 16,76%, tỷ lệ hộ cận nghèo 24%.

 

                                                                   Đinh Thắng 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhà máy cháo sen Bát Bảo Minh Trung (khu công nghiệp Lương Sơn) đầu tư dây chuyền hiện đại nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. (Ảnh V.H).
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc.

Cá lồng – Tiềm năng đang được đánh thức

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình từ lâu được ví như một “Hạ Long trên cạn” với những đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ. Hồ có chiều dài trên 70 km, trải rộng trên địa bàn gần 20 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Tổng diện tích mặt hồ vào khoảng 2.250 km2 với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.

HTX Dân Chủ thay đổi để lấy lại niềm tin của xã viên và nông dân

(HBĐT) - Khu ruộng 5% của xã Dân Chủ cho HTX thuê được quy hoạch gọn gàng. Nông dân, xã viên miệt mài lao động, chỗ xới đất, đánh gốc, tra phân, chỗ trồng gừng, trồng và chăm sóc chuối Thái Lan. Dừng tay chỉ đạo nông dân thực hiện các quy trình sản xuất trồng, chăm sóc chuối, Giám đốc HTX Phạm Văn Nhường cho biết: Nằm trong thực trạng chung của các HTX toàn tỉnh, mươi năm về trước, HTX hoạt động không hiệu quả, xã viên và người nông dân mất niềm tin vào mô hình HTX. Từ khi chuyển đổi theo Luật mới, HTX Dân Chủ đã tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu lấy lại niềm tin của bà con nông dân, vươn lên thành HTX dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2015 và đang đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.560 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm 0,37% so với tháng trước. Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Bính Thân nên so với tháng 1, các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chỉ số giảm (khai khoáng giảm 31,91%; công nghiệp chế biến giảm 10,87%).

Quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong - địa chỉ tin cậy của khách hàng

(HBĐT) - Những năm gần đây, để phát triển, mở rộng sản xuất, ông Bùi Văn Tiến ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) sử dụng nguồn vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong. Với sự “tiếp sức” của vốn tín dụng, gia đình ông đã giải quyết được những khó khăn trong đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ thu hoạch. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong cũng là khách hàng thường niên vay vốn tại quỹ tín dụng. Hàng năm, sau mỗi kỳ đầu tư cho sản xuất, đời sống kinh tế của gia đình ông Mạnh khấm khá hơn.

Xã Hợp Kim khắc phục khó khăn phát triển KT-XH

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm xã Hợp Kim (Kim Bôi) vào những ngày đầu năm 2016. Bên chén trà nóng mời khách, đồng chí Bùi Duy Hương, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Xã Hợp Kim chỉ có 3 xóm là Trò, Mến Bôi và Gò Chè với 680 hộ, 2.800 nhân khẩu. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đời sống người dân trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể.

Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai tờ khai mã vạch và ứng dụng kê khai thuế qua mạng

(HBĐT) - Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo Thông tư số 195, ngày 24/11/ 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/ NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục