Các thành viên tổ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có điều kiện mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn.

Các thành viên tổ vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có điều kiện mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn.

(HBĐT) - Nguồn vốn ở các cấp tăng trưởng, đồng vốn được sử dụng hiệu quả vào sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ nông dân đã liên kết thành lập tổ nhóm nông dân cùng mục đích là những minh chứng cụ thể về hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân.

 

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền trực tiếp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin công tác Hội đến đi thăm quan các mô hình điển hình Qua đó, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ, tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ vốn cho nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Hội phát động phong trào thi đua thực hiện vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ. Vận động trong tổ chức Hội mỗi cán bộ 50.000 đồng trở lên, mỗi hội viên 5.000 đồng trở lên để xây dựng, phát triển quỹ. Đồng thời, đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn.  

Mô hình trồng bưởi Diễn ở xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) là một trong những mô hình phát huy hiệu quả sau khi được hỗ trợ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân. Nhiều mô hình khác ở các huyện thông qua nguồn vốn  cũng mang đến cho hội viên nông dân nhiều lợi ích, được nhân rộng góp phần phát triển kinh tế. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn), chăn nuôi lợn thịt ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chăn nuôi bò sinh sản ở thị trấn Mai Châu (Mai Châu), nuôi trâu vỗ béo ở xã Thanh Hối (Tân Lạc). Trong giai đoạn 2011  2015, đã có 1.051 lượt hộ được vay vốn với 133 dự án cho vay. Hầu hết các hộ sử dụng vốn để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chế biến hàng nông sản, trồng cây ăn quả, mía nguyên liệu...

Nguồn vốn đã và đang tăng trưởng giúp tổ chức các hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên. Trước năm 2011, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân chỉ đạt hơn 1,5 tỷ đồng, hiện tại đã tăng trên 17,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn ủy thác của Trung ương 10 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh cấp 3,7 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện cấp 1,3 tỷ đồng, nguồn thu ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân 2,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn, Hội đã hỗ trợ cho nông dân được vay kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ, giúp nhiều hội viên khó khăn không có thế chấp được tín chấp để vay vốn, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất. 

Quá trình triển khai đã xây dựng được 102 mô hình, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở các địa phương. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Đi đôi với cho vay vốn lãi suất thấp, các dự án, mô hình hưởng lợi đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đối tượng đầu tư mở rộng, hội viên được tiếp cận với nguồn vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm các tai tệ nạn xã hội. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây con giống, áp dụng tiến bộ KHKT, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong việc huy động vốn, đất đai, lao động để phục vụ sản xuất. Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động của quỹ đã thu hút nhiều nông dân tham gia vào tổ chức hội. chất lượng sinh hoạt ở các chi, tổ hội được nâng lên. Phong trào thi đua có nhiều đổi mới, củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn.  

                                                                                 Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác

Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế cơ sở vật chất trường THCS Cư Yên.
Huyện Lạc Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư hiệu quả vào địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. ảnh: Chi nhánh Công ty TNHH Sankoh Việt Nam tại xã Xuất Hóa giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tìm lại hương vị mía tím ngày xưa

(HBĐT) - Mía tím Hòa Bình từ lâu đã nổi tiếng bởi chất lượng vượt trội so với các loại mía tím ở nhiều địa phương khác. Mía màu tím thẫm, đậm, cây to đều, dóng dài, ăn mềm và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh. Hương vị mía tím đã ghi dấu ấn khó phai trong tiềm thức những người xa quê, người dân Hòa Bình và du khách mọi nơi, trở thành sản vật làm quà cho bạn bè, người thân.

Giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt khá

(HBĐT) - Năm nay, tỉnh ta có tổng nguôn vốn ngân sách Nhà nước giao 1.702 tỷ đồng.

Thảo luận kết quả đánh giá các nội dung xây dựng NTM xã Yên Trị

(HBĐT) - Ngày 25/3, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với xã Yên Trị, Yên Thuỷ về kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM. Cùng đi có đại diện các sở Công Thương, Y tế, VH-TT&DL và lãnh đạo huyện.

Tổng nguồn vốn hoạt động các TCTD đạt trên 15.050 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHNN tỉnh đến cuối quý I/2016, các TCTD trên địa bàn có tổng nguồn vốn đạt trên 15.060 tỷ tăng 2% so với cuối năm 2015.

Bố trí vốn hoàn thành dứt điểm dự án đường Láng-Hòa Lạc

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương bố trí đủ vốn để Bộ Giao thông vận tải thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thi công hoàn thành dứt điểm Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc trong năm 2016.

Hưng Thi - ngút ngàn màu xanh no ấm

(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, Hưng Thi một thời được coi là chốn sỏi. Nhưng giờ đây, Hưng Thi ngập trong màu xanh ngút ngàn của trên 1.000 ha rừng. Rừng đã và đang mang đến những khởi sắc cho cuộc sống người dân Hưng Thi, trở thành hướng đi trong hành trình vượt khó, làm giàu của bà con nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục