(HBĐT) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương bố trí đủ vốn để Bộ Giao thông vận tải thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thi công hoàn thành dứt điểm Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc trong năm 2016.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội làm việc, thống nhất việc chuyển các trạm biến áp phục vụ chiếu sáng của các dự án giao thông để tiếp nhận, quản lý các trạm biến áp này theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc có chiều dài 30km, điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng – Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là Km31+064 (giao cắt với QL21). Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm: 2 dải đường cao tốc qui mô 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị.
Tuyến đường Láng – Hòa Lạc không chỉ nối liền thủ đô Hà Nội với các chuỗi đô thị vệ tinh: Xuân Mai, Miếu Môn, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam mà còn là cung đường mở đầu, nối với đường Hồ Chí Minh tại điểm xuất phát đầu tiên là Hòa Lạc. Tuyến đường còn hòa với các quốc lộ khác trong vùng như QL6, QL32, QL37, QL2… tạo thành mạng giao thông liên kết các vùng kinh tế, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía Bắc của đất nước.
PV(TH)
(HBĐT) - Tận dụng diện tích đất đồi và giống gà ri bản địa có chất lượng thương phẩm ngon nhất nhì vùng, vài năm trở lại đây, xã nghèo Chí Thiện (Lạc Sơn) đang có những sự chuyển mình tích cực trong hành trình XĐ-GN.
(HBĐT) - Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Hòa Bình được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 6/2015. Trung tâm có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
(HBĐT) - Được đánh giá là thành phần kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp - nông dân - nông thôn nhưng các HTX nông nghiệp hiện nay chưa phát huy tốt vai trò và bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục. Đối mặt với những thách thức đặt ra, một số HTX nông nghiệp tiêu biểu đã thay đổi tư duy để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quả lặc lày được nhiều người ưa chuộng và trở thành đặc sản ở vùng đất Lương Sơn. Nhiều hộ dân thấy hiệu quả kinh tế cao nên đầu tư trồng. Tuy nhiên, giá quả thường bấp bênh. Đầu vụ và cuối vụ giá cao từ 17.000 - 20.000 đồng/kg. Vào giữa vụ thu hoạch rộ giá chỉ được 3.000 - 5.000 đồng/kg.
(HBĐT) - Năm 2016, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm bảo vệ rừng 91.655 ha, khoanh nuôi tái sinh 5.342 ha, trồng rừng 8.000 ha; trong đó trồng rừng phòng hộ 340 ha, rừng sản xuất 7.660 ha. Hưởng ứng Tết trồng cây, đến giữa tháng 3, các địa phương trong tỉnh đã trồng được trên 21,9 vạn cây phân tán các loại và 96 ha rừng sản xuất. Đây được xem như khởi đầu tốt đẹp để tỉnh ta hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm nay.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Tài chính, thu ngân sách Nhà nước quý I/2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt 602 tỷ đồng, bằng 24% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 22% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.