Cây mía tím góp phần cải thiện cuộc sống người dân vùng Đại Đồng (Lạc Sơn).  ảnh: Người dân xã Yên Nghiệp giới thiệu sản phẩm mía tím cho khách hàng.

Cây mía tím góp phần cải thiện cuộc sống người dân vùng Đại Đồng (Lạc Sơn). ảnh: Người dân xã Yên Nghiệp giới thiệu sản phẩm mía tím cho khách hàng.

(HBĐT) - Mía tím Hòa Bình từ lâu đã nổi tiếng bởi chất lượng vượt trội so với các loại mía tím ở nhiều địa phương khác. Mía màu tím thẫm, đậm, cây to đều, dóng dài, ăn mềm và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh. Hương vị mía tím đã ghi dấu ấn khó phai trong tiềm thức những người xa quê, người dân Hòa Bình và du khách mọi nơi, trở thành sản vật làm quà cho bạn bè, người thân.

 

Cây mía tím không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu cho nông dân trong tỉnh. Tổng diện tích mía tím của tỉnh khoảng 4.095 ha, được trồng ở hầu hết các địa phương, tập trung nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn... Cây mía từng đem lại thu nhập cao cho nông dân trong tỉnh. Có thời điểm người dân thu từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Mấy năm nay, giá mía tím liên tục sụt giảm, tình hình tiêu thụ chậm, gây khó khăn cho người nông dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất lượng mía suy giảm, giống mía bị thoái hóa. ông Bình, thương lái mía tím có thâm niên hàng chục năm thừa nhận: Chất lượng mía tím hiện nay thua xa mía tím ngày xưa. Ngày xưa, bất cứ ai cũng không thể quên khi thưởng thức mía tím Tân Lạc, Cao Phong. Trông mía đã muốn ăn. Mía to, dài óng mượt, ít mắt, mềm mại, dư ệi thanh thoát, làm quà biếu mà mát lòng cả người cho và nhận. Hương vị mía tím ấy bây giờ có lẽ chỉ thấy ở vùng Phong Phú (Tân Lạc).  

Năm nay, giá mía giảm nhưng đầu vụ, mía Phong Phú vẫn bán tới 5.000 đồng/cây. Giờ cũng đạt 2.000 - 3.000 đồng/cây. Còn lại các vùng khác giá mía đều giảm mạnh. ông Bình khẳng định: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho giá mía tím giảm là do chất lượng bị giảm mạnh. Mía đang thoái hóa. Nhiều diện tích bị sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất, chất lượng. Giống mía không bảo đảm. Nhiều nơi mía không bán được nông dân lại dùng làm giống. Giống mía còi cọc và không bảo đảm. Cùng với đó trên mỗi khu ruộng cứ trồng mía triền miên, đất không được cải tạo nên chất lượng ngày càng kém. Năm này, qua năm khác chất lượng cứ giảm dần. Đến nay, mía không còn như xưa. Mía không óng ả, dóng ngắn lại, nhiều mấu, nhiều đầu mặt, dễ cứng, thân bị sâu, cây mèo cào, rạn nhiều vết chân chim. Thế nên mía tím Hòa Bình ngày càng không hấp dẫn người mua.  

Ông Bùi Huy Cận, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) cho biết: Chất lượng mía kém, giống bị thoái hóa nên giá giảm. Sâu bệnh nhiều, năng suất, chất lượng kém và do bà con vẫn có thói quen lấy hom giống từ vụ trước để trồng cho vụ sau.  

Mặc dù giá mía sụt giảm thế nhưng, mía tím vẫn là cây có giá trị và tiềm năng phát triển so với nhiều loại cây trồng khác của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, sức cạnh trạnh, xây dựng thương hiệu mía tím  Hòa Bình. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở KH&CN đang kế thừa kết quả phục tráng, bảo tồn gen mía tím của Trung tâm giống cây trồng để thực hiện nhân giống mía tím sạch bệnh, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2017 thay thế toàn bộ giống mía cũ thoái hóa bằng giống mía mới. Mía tím phục tráng toàn bộ diện tích trồng trên địa bàn, tạo tiền đề khôi phục, nâng cao chất lượng mía, duy trì thương hiệu cây mía tím Hòa Bình.  

Ông Trần Đình Thắng, phụ trách Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cho biết: Phương pháp nhân giống mía nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra lượng cây giống lớn chỉ trong một thời gian ngắn với các ưu điểm vượt trội như cây con có độ đồng đều cao, cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, sạch bệnh, giữ nguyên được đặc tính di truyền ban đầu, đẻ nhánh nhiều nên thích hợp nhân giống cho các vụ tiếp theo. Thực hiện phương pháp này mía tím Hòa Bình sẽ lấy lại hương vị ngày xưa, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân trong tỉnh.

 

                                                                              LC  

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tình hình chợ nông thôn xã Yên Trị.
Ngân hàng TMCP Quân đôi MB đi vào hoạt động trong năm 2015 đã tích cực huy động vốn trên địa bàn phục vụ cho cá nhân, tổ chức vay thúc đẩy sản xuất.
Không có hình ảnh

Hưng Thi - ngút ngàn màu xanh no ấm

(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, Hưng Thi một thời được coi là chốn sỏi. Nhưng giờ đây, Hưng Thi ngập trong màu xanh ngút ngàn của trên 1.000 ha rừng. Rừng đã và đang mang đến những khởi sắc cho cuộc sống người dân Hưng Thi, trở thành hướng đi trong hành trình vượt khó, làm giàu của bà con nơi đây.

Xã Xuất Hóa phấn đấu về đích Ntm trong năm 2016

(HBĐT) - Xã Xuất Hoá nằm gần trung tâm huyện Lạc Sơn, có quốc lộ 12B và 12C chạy qua nên thuận lợi cho giao thương hàng hóa. Sau 5 năm phát huy nội lực, xã Xuất Hoá đã đạt được 12 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Với khí thế, quyết tâm cao, Đảng bộ, nhân dân trong xã đã và đang nỗ lực, gấp rút hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, phấn đấu về đích NTM trong năm nay.

Xã Bắc Sơn đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 24/3, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ đón nhận xã Bắc Sơn đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Trăn trở với xóm Phủ

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Toàn Sơn (Đà Bắc) 9km, xóm Phủ hiện có 86 hộ, 328 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 97%). Là xóm 135 chịu nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên khiến cho nơi đây luôn trăn trở bài toán phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân.

Xã Chí Thiện (Lạc Sơn): Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thả vườn

(HBĐT) - Tận dụng diện tích đất đồi và giống gà ri bản địa có chất lượng thương phẩm ngon nhất nhì vùng, vài năm trở lại đây, xã nghèo Chí Thiện (Lạc Sơn) đang có những sự chuyển mình tích cực trong hành trình XĐ-GN.

Góp sức giúp nhà đầu tư đến với tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Hòa Bình được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 6/2015. Trung tâm có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục