Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Bình, xóm Đồng Bến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đầu tư chăn nuôi, từng bước ổn định cuộc sống.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Bình, xóm Đồng Bến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đầu tư chăn nuôi, từng bước ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Thời gian qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã thực hiện hiệu quả chương trình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện.

 

Tìm hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của địa phương, cùng cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ TK&VV xóm Đồng Bến, xã Dân Hạ, chúng tôi tới thăm gia đình chị Nguyễn Thị Bình. Trước đây, gia đình chị Bình là hộ nghèo của xã. Được Hội PN xã quan tâm, tạo điều kiện, gia đình chị được vay ưu đãi từ chương trình hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Được cán bộ tổ TK&VV xóm khuyến khích, động viên, khi có vốn, chị Bình đã mạnh dạn đầu tư nuôi lợn thịt, ngan, gà... Vốn chăm chỉ, chịu khó, việc làm ăn của gia đình chị bước đầu thu được kết quả khả quan. Chị thanh toán lãi và gốc đúng quy định. Sau khi thoát nghèo, thấy được hiệu quả thực tế sử dụng vốn, năm 2013, NHCSXH huyện cho gia đình chị vay tiếp chương trình hộ cận nghèo và SX-KD để đầu tư mở rộng chăn nuôi và trồng rừng. Ngoài ra, gia đình chị còn vay chương trình NS&VSMT đầu tư xây dựng công trình phụ khép kín, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chăn nuôi phát triển đã giúp gia đình chị Bình có nguồn thu ổn định, bình quân đạt 40 - 50 triệu đồng/năm, đời sống kinh tế gia đình khá giả hơn. Hiện, gia đình chị còn dư nợ 30 triệu đồng. Chị Bình tâm sự: “Nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện thực sự đã làm thay đổi cuộc sống gia đình tôi, giúp những người nghèo từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội”. Đó chỉ là 1 trong số hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách được NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho vay vốn ưu đãi đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

 

Hiện, NHCSXH Kỳ Sơn thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách. Với cơ chế tín dụng hiện hành, hầu hết các chương trình tín dụng đều được ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, dư nợ ủy thác chiếm 99% tổng dư nợ của NHCSXH huyện. Các tổ chức nhận ủy thác đã xây dựng chương trình và thực hiện công tác kiểm tra đến tổ chức Hội cấp dưới, tổ TK&VV và hộ vay. NHCSXH huyện và các tổ chức nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc giao ban định kỳ, thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin, phối hợp có hiệu quả trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cho các tổ chức hội cấp xã xử lý nợ, kiện toàn mô hình tổ TK&VV.

 

Các tổ chức hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tích cực phối hợp với NHCSXH xử lý thu hồi nợ đến hạn, thu hồi các món cho vay sai đối tượng. Các tổ chức nhận ủy thác tiếp tục khẳng định được vai trò, trách nhiệm trong quản lý nguồn vốn của NHCSXH, hiệu quả sử dụng vốn được nâng lên rõ rệt. Toàn huyện có 134 tổ TK&VV với 5.247 thành viên đang hoạt động tại các thôn, bản, dư nợ do các tổ TK&VV quản lý 117.606 triệu đồng. Bình quân mỗi xã có 13 tổ TK&VV, mỗi tổ có 39 thành viên, quản lý 877 triệu đồng dư nợ.

 

Thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, những năm qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã góp phần đắc lực trong trợ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các phương án SX-KD , góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Qua đánh giá, năm 2015, nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp 142 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo. Hộ cận nghèo được tiếp tục sử dụng nguồn vốn ưu đãi để vươn lên thoát nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện cuối năm xuống còn 3,6%, hộ cận nghèo còn 4,39%. Nguồn vốn của NHCSXH đã xây dựng mới được 1.570 công trình NS&VSMT nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, trong năm đã có 15 HS-SV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học. Chương trình cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm đã giải quyết cho 43 lao động có việc làm mới và còn nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH cùng với sự nỗ lực của bản thân đang từng bước vượt qua khó khăn, thiếu thốn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao cuộc sống.

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Xe ôtô điện chưa được cấp phép vẫn hoạt động tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn 5 năm đối với ông Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình.
Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2016, người dân xã Tự Do (xã khu vực III, nhóm B) được hỗ trợ kinh phí để nuôi bò sinh sản, mức hỗ trợ của toàn xã khoảng 243 triệu đồng

Huyện Cao Phong xây dựng và phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Là địa phương nằm dọc quốc lộ 6 và đường 12B cùng với hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi đã mang lại những diện mạo mới trong hạ tầng phát triển giao thông của huyện Cao Phong trong những năm gần đây. Huyện có 367,2 km đường giao thông các loại, trong đó có 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 114,3 km đường thôn, xóm.

Quý I, thu ngân sách đạt 600,8 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 11/4, tại huyện Lương Sơn, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác quý I, triển khai nhiệm vụ, biện pháp phấn đấu hoàn thành dự toán 6 tháng và cả năm 2016.

Triển vọng từ mô hình trồng cây măng tây

(HBĐT) - Măng tây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nên rất có giá trên thị trường. Hiện nay, măng tây đang là cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Với mong muốn xóa đói - giảm nghèo bền vững, tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy nhiều hội viên nông dân sau khi học hỏi đã mạnh dạn đưa mô hình trồng cây măng tây về địa phương. Tuy mới triển khai được hơn 2 năm nhưng cây trồng này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân.

Lấy ý kiến Đề án tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh

(HBĐT) - Chiều 13/4, Sở KH&ĐT đã tổ chức họp với các sở ngành, tổ chức liên quan lấy ý kiến về dự thảo Đề án Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu đưa kinh tế của tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Đề án có vai trò quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đề án cơ cấu làm 4 phần.

Lấy ý kiến Đề án Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sáng 13/4, Sở KH&ĐT đã tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 với sự tham gia của lãnh đạo Văn phòng Tinh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, tổ chức liên quan.

Tú Sơn (Kim Bôi): Nhân rộng và phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi.

(HBĐT) - Trong 3-4 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trồng các loại cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào, cam lòng vàng… Một số hộ dân đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, phá bỏ vườn tạp, tận dụng đất vườn ít ỏi để nhân rộng diện tích các loại cây ăn quả có múi nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục