Từ vốn vay ưu đãi, người dân xóm Ngái, xã Yên Lập (Cao Phong) đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả, từng bước thoát nghèo.
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Ngái, xã Yên Lập (Cao Phong) có 48 thành viên và thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 1,4 tỷ đồng, số dư tiền gửi tiết kiệm qua tổ trên 16 triệu đồng. Là xã vùng cao, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống của bà con chủ yếu làm nông nghiệp nên mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Thời gian đầu hoạt động của tổ TK&VV gặp nhiều khó khăn, bà con không trả được lãi, để tồn đọng nhiều tháng, huy động tiền gửi tiết kiệm cũng khó khăn. Anh Bùi Văn Tuận, Tổ trưởng tổ TK&VV xóm Ngái cho biết: Ban quản lý tổ cùng đơn vị nhận uỷ thác nhiều lần đến nhà các trường hợp nợ đọng để vận động nhưng không hiệu quả. Sau đó, cán bộ NHCSXH huyện quản lý địa bàn đã đến các hộ vay còn tồn lãi tuyên truyền, vận động, giải thích để hộ vay nắm được quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình khi vay vốn NHCSXH. Từ đó, bà con đã hiểu và thực hiện nghĩa vụ của mình, chất lượng hoạt động của tổ ngày càng tốt lên. Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, trong 16 hộ được vay vốn chương trình hộ nghèo đã có nhiều hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm kinh tế giỏi. Có 2 hộ khó khăn được vay vốn chương trình HS-SV đã giúp con em họ tiếp tục thực hiện giấc mơ học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Có 9 hộ được vay vốn làm nhà ở và còn nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn các chương trình SX-KD vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để đầu tư sản xuất, tạo việc làm, chương trình NS&VSMT giúp các hộ xây dựng được gần 30 công trình nước sạch và nhà vệ sinh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong quá trình hoạt động, BQL tổ luôn nghiêm túc trong thực hiện các công việc nhận uỷ nhiệm với NHCSXH. Về công tác cho vay thực hiện nghiêm túc quy trình vay vốn của ngân hàng. Khi cho vay bằng nguồn vốn bổ sung hoặc nguồn vốn thu hồi đều tổ chức họp các thành viên họp bình xét. Trong số những thành viên có nhu cầu vay vốn lựa chọn những người đủ điều kiện như có uy tín với nhân dân trong xóm, có lao động nhàn rỗi, thiếu vốn sản xuất và đúng đối tượng để đưa ra lấy ý kiến biểu quyết, nếu đa số thành viên trong tổ tán thành mới đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi UBND xã xác nhận. Những hộ nào còn khó khăn nhưng lười lao động không chấp hành quy định của thôn, xóm, ban quản lý tổ đề nghị các thành viên không xét cho vay. BQL tổ luôn tham gia đầy đủ các buổi trực giao dịch và họp giao ban định kỳ hàng tháng với NHCSXH nộp lãi, nộp tiết kiệm và nắm bắt các công việc cần làm trong tháng tiếp theo. Đồng thời, tiếp thu những chủ trương, chính sách mới của NHCSXH để tuyên truyền, phổ biến tới các thành viên vay vốn. Duy trì và thực hiện nghiêm túc sinh hoạt tổ định kỳ hàng tháng để thông báo tình hình hoạt động của tổ và phổ biến những chủ trương mới về hoạt động tín dụng chính sách để các thành viên trong tổ được biết. Mặt khác, nắm bắt những khó khăn để phối hợp bàn bạc, tìm biện pháp tháo gỡ để hoàn thành công việc được NHCSXH uỷ nhiệm.
Hải Linh
(HBĐT) - Năm 2016, trong khuôn khổ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn II (Chương trình 135 giai đoạn II), huyện Lạc Sơn được phân bổ tổng kinh phí trên 5,1 tỷ đồng để thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành phân bổ chi tiết cho các xã được hưởng lợi, giá trị giải ngân hiện tại đạt 100%.
(HBĐT) - Là địa phương nằm dọc quốc lộ 6 và đường 12B cùng với hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi đã mang lại những diện mạo mới trong hạ tầng phát triển giao thông của huyện Cao Phong trong những năm gần đây. Huyện có 367,2 km đường giao thông các loại, trong đó có 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 114,3 km đường thôn, xóm.
(HBĐT) - Ngày 11/4, tại huyện Lương Sơn, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác quý I, triển khai nhiệm vụ, biện pháp phấn đấu hoàn thành dự toán 6 tháng và cả năm 2016.
(HBĐT) - Măng tây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nên rất có giá trên thị trường. Hiện nay, măng tây đang là cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Với mong muốn xóa đói - giảm nghèo bền vững, tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy nhiều hội viên nông dân sau khi học hỏi đã mạnh dạn đưa mô hình trồng cây măng tây về địa phương. Tuy mới triển khai được hơn 2 năm nhưng cây trồng này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân.
(HBĐT) - Chiều 13/4, Sở KH&ĐT đã tổ chức họp với các sở ngành, tổ chức liên quan lấy ý kiến về dự thảo Đề án Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu đưa kinh tế của tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Đề án có vai trò quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đề án cơ cấu làm 4 phần.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sáng 13/4, Sở KH&ĐT đã tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 với sự tham gia của lãnh đạo Văn phòng Tinh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, tổ chức liên quan.