Bác Hà Văn Thành, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) chăm sóc đàn chim cút.
(HBĐT) - Nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bác Hà Văn Thành, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã sáng tạo ra cách sử dụng thảo dược phòng trị bệnh đường ruột và chế biến thức ăn lên men nhằm tạo ra sản phẩm chim cút đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường.
Năm 2010, bác Thành bắt đầu nuôi chim cút với nguồn vốn 20 triệu đồng. Do chim cút thích sống ở nơi cao ráo, thoáng mát nên chuồng chim được thiết kế lồng nuôi quây lưới, chia làm nhiều tầng, gọn nhẹ, có hệ thống máng ăn, nước uống để tránh rơi vãi thức ăn. Đáy lồng hơi dốc để khi chim cút đẻ trứng sẽ lăn ra khay treo bên cạnh mỗi lồng. Nguồn thức ăn cho chim chủ yếu nhập ở nhà máy, giá thành đắt, chi phí vận chuyển cao, thức ăn không đảm bảo chim bị chết nhiều. Từ đó thôi thúc bác tạo ra nguồn thức ăn lên men và sử dụng thảo dược phòng trị bệnh cho chim. Công thức tạo thức ăn cho chim cút: 1 tạ ngô + 20 kg đậu tương + 5 kg cá khô + 30 kg cát cho ra 2 tạ cám. Giá thành 1 kg thức ăn tự phối trộn giảm 4.000 đồng so với 1 kg cám mua của nhà máy. Chim ăn dễ tiêu hóa, phân chim không hôi, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các dược liệu tự nhiên như gừng, tỏi được bác giã nát pha với nước cho chim uống nhiều vào mùa đông. Lá thầu dầu và cỏ sữa nghiền cho chim uống thường xuyên, mật ong pha với nước cho chim uống, đặc biệt, bác không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho chim. Từ nguồn thức ăn tự tạo đã cho ra những chú cút nhanh lớn, béo, thịt thơm, dai; chất lượng trứng ngon, lòng đỏ nhiều.
Bác Thành chia sẻ: “Thời gian nuôi chim cút từ lúc xuất chuồng thành chim giống đến khi đẻ trứng hơn 2 tháng. Mỗi lứa cút giống cho thu trứng trong vòng 1 năm với tỷ lệ chim cút cho trứng khoảng 80%. Giá bán chim cút đực 14.000 đồng/con, chim mái 16.000 đồng/con. 1 năm, gia đình nuôi khoảng 15.000 con, trừ chi phí thu lãi khoảng 120 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ chim cút ổn định, tư thương khắp nơi về mua. Số lượng chim cút của gia đình không đủ cung cấp cho thị trường. Gia đình đang xây thêm chuồng nuôi chim cút với diện tích 300m2 để mỗi lứa nuôi khoảng 10.000 con.
Từ nuôi chim cút mà cuộc sống gia đình bác Thành phát triển nhanh chóng. Năm 2013, Bác vinh dự được tặng thưởng danh hiệu hộ gia đình SX-KD giỏi, đoạt giải ba hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ 5, năm 2014 - 2015.
Thu Thủy (CTV)
(HBĐT) - Thời gian qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã thực hiện hiệu quả chương trình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện.
(HBĐT) - Từ ngày 15/4/2016, Thông tư số 37/2016/TT-BTC quy định lãi suất cho vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực. Theo đó, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 được quy định như sau:
(HBĐT) - Từ đầu năm 2015, trên địa bàn huyện Mai Châu xuất hiện loại phương tiện mới - xe ô tô điện. Đầu năm 2016, tại khu du lịch chùa Tiên, huyện Lạc Thủy cũng xuất hiện loại xe này. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, Hòa Bình là tỉnh chưa được phép sử dụng xe ô tô điện. Hơn 50 xe ô tô điện đang hoạt động tại 2 huyện là trái phép. Quản lý xe điện đang là vấn đề cấp thiết đặt ra.
(HBĐT) - Sáng ngày 14/4, Agribank Hòa Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc mới đối với Agribank tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh cùng các đồng chí nguyên là Giám đốc Agriabk Hòa Bình qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Năm 2016, trong khuôn khổ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn II (Chương trình 135 giai đoạn II), huyện Lạc Sơn được phân bổ tổng kinh phí trên 5,1 tỷ đồng để thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành phân bổ chi tiết cho các xã được hưởng lợi, giá trị giải ngân hiện tại đạt 100%.
(HBĐT) - Là địa phương nằm dọc quốc lộ 6 và đường 12B cùng với hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi đã mang lại những diện mạo mới trong hạ tầng phát triển giao thông của huyện Cao Phong trong những năm gần đây. Huyện có 367,2 km đường giao thông các loại, trong đó có 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 114,3 km đường thôn, xóm.