Hệ thống đường GTNT xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) trải rộng với hơn 2.131 km, trong đó đường huyện 138,3 km, đường trục xã, liên xã 331,45 km, đường trục thôn, xóm 576,14 km, đường ngõ xóm 580,5 km, đường trục chính nội đồng 504,73 km. Những năm qua, với sự lồng ghép của các chương trình, dự án và huy động sức dân, mạng lưới GTNT trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể.
Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, xi măng, những năm qua, nhân dân xã Tân Mỹ đã đóng góp tiền mua cát, sỏi, huy động ngày công lao động, hiến đất mở rộng đường theo chuẩn NTM. Các tuyến đường GTNT đã hoàn thành theo quy định của Bộ GTVT. Theo thống kê đường trục xã, liên xã có chiều dài toàn tuyến 5,77 km, trong đó, đã cứng hoá được 4,05 km. Đường trục xóm, liên xóm cứng hoá được 19,03 km/73,4 km, còn lại đã được rải vật liệu cứng, độ rộng nền và mặt đường đảm bảo đi lại thuận tiện. Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng dài 17 km tuy chưa cứng hoá nhưng đã được sản ủi, lu lèn đảm bảo. Tuy nhiên, xét theo chuẩn NTM, xã vẫn chưa đạt tiêu chí số 2 về giao thông. Năm nay, xã đặt mục tiêu huy động các nguồn lực cứng hoá 1,7 km đường trục xã, 17 km đường trục xóm để đạt tiêu chí này.
Theo phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Lạc Sơn, năm 2015, toàn huyện đã nâng cấp được 27 km đường giao thông với tổng mức đầu tư trên 17,5 tỷ đồng; duy tu, sửa chữa khoảng 90 km đường các loại, huy động hàng ngàn ngày công lao động khơi thông cống, rãnh, phát quang tầm nhìn trên 70.000 m2. Trong phong trào toàn dân tham gia làm đường GTNT đã xuất hiện nhiều hình thức quản lý đường GTNT như: đường thanh niên tự quản, phụ nữ tự quản..., nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; nhiều cá nhân và hộ gia đình hiến hàng trăm m2 đất để làm đường GTNT. Hết năm 2015, toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM, khắc phục cơ bản tình trạng đường GTNT tắc nghẽn, lầy lội, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển KT-XH của huyện.
Tuy nhiên do địa bàn rộng, mạng lưới GTNT lớn, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên GTNT vẫn trong tình trạng khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng cao. Theo thống kê, tỷ lệ đường trục xã, liên xã của huyện được nhựa hoá hoặc bê tông hoá mới đạt 36,7%; đường trục thôn, xóm được cứng hoá 27%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa mới cứng hoá đạt 16,3%; đường trục chính nội đồng được cứng hoá đạt 11,3%.
Đồng chí Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Do mạng lưới GTNT của huyện lớn nên mặc dù được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GTNT trên địa bàn. Trong khi đó thu nhập của người dân còn thấp, khả năng đóng góp có hạn, chủ yếu là đóng góp ngày công lao động. Mặt khác, do công tác tuyên truyền còn hạn chế chưa làm chuyển biến nhận thức đối với một bộ phận cán bộ cơ sở và người dân nông thôn. Vì vậy, đối với việc bảo dưỡng đơn thuần như phát quang, nạo vét rãnh thoát nước, quản lý hành lang an toàn đường bộ, bảo đảm mỹ quan về vệ sinh môi trường... còn một vài xã vẫn chưa tổ chức thực hiện được, cộng đồng dân cư cũng chưa thật sự quan tâm. Chất lượng một số dự án GTNT chưa cao, nhất là các dự án, tuyến đường giao thông do Nhà nước và nhân dân cùng làm; địa hình đồi núi phức tạp, nhiều nguy cơ hư hỏng nặng vào mùa mưa lũ, khả năng ngân sách và đóng góp của dân để tu sửa có hạn. Mặt khác, việc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng nhỏ không kịp thời đã dẫn đến những hư hỏng lớn làm tăng kinh phí sửa chữa, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Do đó, huyện mong muốn được UBND tỉnh, các ban, ngành tạo điều kiện đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 15/4, tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tiếp nhận số kinh phí của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai tại tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tiếp nhận.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết của Hội CCB tỉnh, Hội CCB huyện Kim Bôi về chăm lo đời sống hội viên và động viên CCB tham gia phát triển KT-XH, trong những năm qua, Hội CCB xã Bình Sơn luôn xác định phong trào thi đua CCB gương mẫu trong phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội. Thông qua phong trào đã khơi dậy tinh thần tiên phong, gương mẫu, bản chất bộ đội Cụ Hồ của các hội viên CCB trong phát triển kinh tế, XĐ-GN.
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Ngái, xã Yên Lập (Cao Phong) có 48 thành viên và thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 1,4 tỷ đồng, số dư tiền gửi tiết kiệm qua tổ trên 16 triệu đồng. Là xã vùng cao, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống của bà con chủ yếu làm nông nghiệp nên mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.
(HBĐT) - Thời gian qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã thực hiện hiệu quả chương trình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện.
(HBĐT) - Từ ngày 15/4/2016, Thông tư số 37/2016/TT-BTC quy định lãi suất cho vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực. Theo đó, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 được quy định như sau:
(HBĐT) - Từ đầu năm 2015, trên địa bàn huyện Mai Châu xuất hiện loại phương tiện mới - xe ô tô điện. Đầu năm 2016, tại khu du lịch chùa Tiên, huyện Lạc Thủy cũng xuất hiện loại xe này. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, Hòa Bình là tỉnh chưa được phép sử dụng xe ô tô điện. Hơn 50 xe ô tô điện đang hoạt động tại 2 huyện là trái phép. Quản lý xe điện đang là vấn đề cấp thiết đặt ra.