Nếu tổ chức tốt sản xuất và thu mua, sẽ hạn chế thiệt hại cho người nông dân trồng mía nguyên liệu. ảnh: Nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) ngóng chờ thu mua mía.

Nếu tổ chức tốt sản xuất và thu mua, sẽ hạn chế thiệt hại cho người nông dân trồng mía nguyên liệu. ảnh: Nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) ngóng chờ thu mua mía.

(HBĐT) - Sản xuất, chế biến, tiêu thụ là quy trình khép kín góp phần tạo hiệu quả bền vững ở các ngành nghề, lĩnh vực. Xem nhẹ bất kỳ khâu nào hoặc kết nối các khâu không đồng bộ thì hiệu quả bấp bênh, không ổn định. Câu chuyện nông sản thường xuyên đối mặt với vấn đề khó khăn trong tiêu thụ diễn ra trong nhiều năm qua. Gần đây nhất là giá mía tím sụt giảm thấp kỷ lục, có thời điểm chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/ cây, thậm chí có nơi chỉ 1.500 - 2.000 đồng (giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/cây các năm trước. Thế nhưng cây mía tím vẫn khó tiêu thụ.

 

Trong khi đó, giá đến tay người tiêu dùng khoảng 10.000 đồng/cây. Ngoài những nguyên nhân khách quan của thị trường thì một trong những nguyên nhân đến nay ai cũng phải thừa nhận là: Từ lâu nay, ở các địa phương, người dân chỉ chú trọng tới sản xuất mà chưa quan tâm hoặc không quan tâm đến tiêu thụ và thực hiện các giải pháp để tiêu thụ nông sản. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu do thương lái và trong tay thương lái.  Đối với cây mía nguyên liệu (mía đường), việc tổ chức sản xuất, thu  mua thời gian qua cũng bộc lộ bất cập mà đáng lý ra có thể khắc phục tốt hơn. Mía đường đầu ra do Công ty mía đường thu mua. Công ty ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân. Nhưng việc tổ chức thu mua qua hàng trăm hộ dân ký hợp đồng với các chủ mía  lại không kịp thời, gây thiệt hại cho người nông dân. Tới đây, khi Công ty mía đường quy hoạch vùng nguyên liệu khoảng 4.000 ha, tập trung ở các huyện gần nhà máy là Lạc Sơn, Tân Lạc và Yên Thủy. Các hưyện xây dựng được cánh đồng lớn tiện cho đầu tư, thâm canh, tổ chức ký kết hợp đồng sản xuất, thu mua mía thông qua các HTX; thực hiện lộ trình, kế hoạch thu mua khoa học, hợp lý có lẽ lợi ích của người dân trồng mía sẽ được bảo đảm hơn. Hiện tại, giá mía trắng ép nước đang lên cao ở mức 4000-5000 đồng/cây. Trong khi đó mía tím vừa chật vật ở mức 1.500  2.500 cây/cây. Nếu không định hướng, khuyến cáo cho nông dân chắc chắn người dân sẽ ồ ạt trồng mía trắng. Điều này có thể khiến thị trường khó hấp thụ và là cơ hội cho tư thương ép giá mía.

Thời gian qua, nhiều nông sản của tỉnh như su su, bí xanh, dưa hấucũng nằm trong tình trạng bấp bênh, khó tiêu thụ.  Một nguyên nhân được đưa ra là người dân chỉ chú ý tới sản xuất, khâu tiêu thụ ít được chú ít, hoặc chú ý nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh đã có một số tổ chức, cá nhân đã thành công khi làm thị trường trước rồi tổ chức sản xuất theo công nghệ sạch đã mang lại hiệu quả cao và bền vững, hứa hẹn xu thế phát triển tốt. Chẳng hạn như một số mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, sản xuất rau, cà chua đủ tiêu chuẩn thâm nhập vào các thị trương khó tính ở Lương SơnNhiều lần đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã đề cập tới tình trạng  cắt khúc giữa sản xuất và tiêu thụ không gắn kết dẫn đến hiệu quả sản xuất rất thấp và có nhiều rủi ro.  Nhằm khắc phục tình trạng này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng và chính quyền địa phương quy hoạch vùng sản xuất, quản lý tốt quy hoạch gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, đối với sản xuất phải thay đổi tư duy, cách thức tổ chức sản xuất, áp dụng KH-KT theo hướng tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đồng bộ các khâu kỹ thuật trên cánh đồng lớn, tăng cường đầu tư thâm canh, thực hiện các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải, sản xuất sản phẩm có chất lượng và sạch. 

 

Đối với tiêu thụ, tập trung hỗ trợ kết nối thị trường, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm. Thực hiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng các mô hình canh tác, liên kết trong sản xuất - kinh doanh. Hiện tỉnh đang triển khai chương trình tái cơ cấu nhóm cây trồng với các sản phẩm chủ lực là rau an toàn, cây có múi, nâng cao giá trị mía ăn tươi. Tái cơ cấu cây lương lực chủ yếu là lúa, ngô và các cây trồng khác phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Theo tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật: Để giải quyết tình trạng cắt khúc trong  sản xuất nông nghiệp không chỉ trong lĩnh vực cây trồng, nâng cao và tạo được tính bền vững trong hiệu quả sản xuất cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực và các HTX nông nghiệp phải mạnh dạn tham gia thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

 

                                                                 LC

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục