Trong một năm chứng kiến nhiều bước tiến về hợp tác thể thao giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên vừa chính thức công bố một dự án lịch sử mới, nhằm bước vào cuộc đua giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè lần thứ 35 - Olympic 2032.

 

Đoàn thể thao liên Triều diễu hành chung dưới một lá cờ mang hình bán đảo Triều Tiên thống nhất tại lễ khai mạc Olympic mùa đông PyeongChang 2018 hồi tháng 2 vừa qua. (Ảnh: Yonhap)

Theo Hãng tin Yonhap, sau cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Bình Nhưỡng ngày 19-9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thông báo trong bản Tuyên bố chung vừa được ký kết rằng hai bên sẽ cùng phối hợp để đưa Olympic 2032 đến bán đảo Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh hợp tác trong thể thao sẽ là một phần của nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hòa giải và hòa hợp dân tộc trên bán đảo Triều Tiên.

Ý tưởng về việc hai miền Triều Tiên đồng đăng cai tổ chức Olympic 2032 lần đầu tiên được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc Do Jong-hwan đề cập đến bên lề một cuộc họp với những người đồng cấp Nhật Bản và Trung Quốc diễn ra ở Tokyo vào tuần trước. Và thông báo chính thức ngày hôm qua được xem là một bước phát triển tích cực mới trong các hoạt động giao lưu thể thao liên Triều.

Tại Olympic mùa đông 2018 ở PyeongChang, Hàn Quốc vào tháng 2 vừa qua, hai bên đã thành lập một đội tuyển chung để thi đấu ở môn khúc côn cầu trên băng dành cho nữ - đội tuyển liên Triều đầu tiên trong bất kỳ môn thể thao nào trong lịch sử Olympic. Đoàn thể thao hai miền cũng cùng diễu hành chung trong lễ khai mạc dưới một lá cờ mang hình bán đảo Triều Tiên thống nhất. Tiếp sau đó, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên cũng lập các đội tuyển hợp nhất thi đấu ở ba môn thể thao rowing, canoeing và bóng rổ nữ tại Asiad 2018 vừa kết thúc tháng trước ở Indonesia.

Cũng trong văn kiện vừa ký kết, hai nhà lãnh đạo cho biết, hai bên sẽ tiếp tục cử các đội tuyển chung thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, cũng như tại các sự kiện thể thao quốc tế khác. Nhưng việc hai miền Triều Tiên cùng đăng cai Olympic 2032 sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn mới xét về mặt quy mô và tầm quan trọng của sự kiện trong lịch sử Olympic. Không một Thế vận hội bất kể mùa hè hay mùa đông nào từng được đồng tổ chức bởi hai quốc gia khác nhau. Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên cũng chưa từng tổ chức một kỳ Thế vận hội. Trước Olympic mùa đông PyeongChang 2018, Hàn Quốc đã từng đăng cai Thế vận hội mùa hè 1988 tại Thủ đô Seoul.

Ngay sau tuyên bố trên, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), ông Thomas Bach hoan nghênh kế hoạch của lãnh đạo hai miền Triều Tiên về việc cùng đăng cai tổ chức Olympic 2032, đồng thời bày tỏ hy vọng sau khi chứng kiến hai miền Triều Tiên diễu hành chung tại Olympic mùa đông PyeongChang 2018, thể thao có thể một lần nữa góp phần vào hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và thế giới.

IOC cũng ca ngợi Thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức ở Hàn Quốc đã tạo ra nền tảng cho một "Thế vận hội hòa bình". Chủ tịch IOC nhấn mạnh, không có gì đại diện cho những lý tưởng về một Olympic hòa bình và hòa hợp tốt hơn sự hiện diện của các vận động viên CHDCND Triều Tiên tại Hàn Quốc.

IOC thường trao quyền đăng cai cho các thành phố tổ chức Olympic theo chu kỳ bảy năm trước khi Thế vận hội diễn ra. Nhưng vào năm 2017, IOC gần như cùng một lúc quyết định trao quyền đăng cai hai Thế vân hội mùa hè 2024 và 2028 lần lượt cho Paris (Pháp) và Los Angeles (Mỹ).

Quy trình đệ trình các hồ sơ xin đăng cai tổ chức Olympic 2032 vẫn chưa chính thức bắt đầu nhưng Đức, Australia, Ấn Độ và Indonesia cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến kỳ Thế vận hội mùa hè lần thứ 35.

Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban Paralympic Hàn Quốc đã công bố kế hoạch thành lập các đội tuyển hợp nhất liên Triều thi đấu các môn bóng bàn và bơi lội tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (Asian Para Games) sẽ diễn ra tại Thủ đô Jakarta của Indonesia vào tháng sau.

 

             TheoNhandan

Các tin khác


Hai miền Triều Tiên lập tuyển bóng bàn, bơi chung ở Asian Para Games

Ông Lee Myung-ho, Chủ tịch Ủy ban Paralympic Hàn Quốc ngày 19/9 cho biết Hàn Quốc và Triều Tiên có kế hoạch thành lập các đội tuyển bóng bàn và bơi chung tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (Asian Para Games) vào tháng sau.

Tuyển Việt Nam lên đường dự Vòng chung kết U16 châu Á

Chiều 18-9, đội tuyển bóng đá U16 Việt Nam chính thức lên đường sang Malaysia dự Vòng chung kết U16 châu Á 2018. Mục tiêu của thầy trò HLV Vũ Hồng Việt tại giải đấu này là ít nhất vượt qua vòng bảng và xa hơn là giành tấm vé dự FIFA U17 World Cup 2019.

Để nuôi dưỡng đam mê...

Khi theo đuổi nghiệp vận động viên thể thao thành tích cao "ráo mồ hôi là hết tiền", các khoản thưởng cho thành tích ở các sự kiện thể thao lớn được xem như một thứ "của để dành" bù đắp cho nỗ lực của các vận động viên, huấn luyện viên trong suốt một chu kỳ huấn luyện 2 năm (đối với SEA Games) hoặc 4 năm (đối với ASIAD, Olympic). Tuy nhiên, mức tiền công, tiền thưởng này hiện vẫn được áp dụng theo Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ra đời cách nay đã 8 năm, với nhiều điểm không còn phù hợp thực tế.

Hơn 7.000 tình nguyện viên phục vụ Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á 2018

Ngày 17-9, Ban Tổ chức Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á thông báo, nước chủ nhà Indonesia đã tuyển mộ khoảng 7.500 tình nguyện viên cho kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á lần thứ ba sẽ diễn ra trong tháng 10 tới.

Gần 250 vận động viên tham gia Giải Bóng bàn Mizuno tranh cup Kamito tỉnh Hòa Bình open 2018

(HBĐT) - Ngày 15-16/9, CLB thành phố Hòa Bình tổ chức Giải Bóng bàn Mizuno tranh cup Kamito tỉnh Hòa Bình open 2018. Đây là giải bóng bàn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hình thức xã hội hóa được CLB thành phố tổ chức.

Đoàn Hội nhà báo Hòa Bình đoạt 01 huy chương vàng và 01 huy chương bạc

(HBĐT)-Từ ngày 13 đến ngày 16/9, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức(Hà Nội), Hội nhà báo Việt Nam và Sở VH, TT và DL Hà Nội đã phối hợp tổ chức Giải bóng bàn toàn quốc Hội nhà báo Việt Nam lần thứ XII-năm 2018. Dự giải có trên 230 VĐV của 44 đoàn trong toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục