Ông Tanabe ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Tanabe ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Không lâu sau khi có mặt tại Việt Nam lần thứ 2 trong khoảng 1 tháng qua, chuyên gia người Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe cho biết mục tiêu của ông trong vòng 5 năm tới là nâng tầm bóng đá Việt Nam, dù đấy là mục tiêu chẳng hề dễ thực hiện.

 

Tối 19/2, chuyên gia người Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe đã có mặt ở TPHCM, chuẩn bị cho việc ký hợp đồng với VPF, để trở thành cố vấn cho chủ tịch HĐQT công ty này là ông Võ Quốc Thắng, trong việc hoạch định các chiến lược cho các giải đấu chuyên nghiệp trong nước và cho bóng đá Việt Nam.

Ngay sau khi đặt chân đến Việt Nam lần thứ 2 trong khoảng hơn 1 tháng qua (lần đầu ngay trước Tết Nguyên Đán), ông Tanabe cho biết: “Chúng ta không nên nản lòng trước những khó khăn của bóng đá Việt Nam. Quan điểm của tôi khi làm việc là theo đuổi mục tiêu đến cùng”.
  “Thỏa thuận giữa tôi với VPF đã xong, tôi thực sự chỉ muốn làm việc nơi mà tôi yêu thích và tôi thì rất thích đất nước Việt Nam. Tôi mong các bạn ủng hộ tôi để cùng giúp bóng đá Việt Nam phát triển” – ông Tanabe nói thêm.

Chọn công việc tại Việt Nam, chắc chắn ông Tanabe sẽ đương đầu với không ít những khó khăn của bóng đá nội. Đầu tiên đó là tình trạng các sân bóng thưa vắng khán giả trong thời gian gần đây, cũng như việc các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh khó khăn không còn mặn mà với việc đầu tư vào bóng đá.

Về vấn đề này, vị cố vấn mới của VPF cho biết: “Tôi muốn nhanh chóng nắm bắt thực trạng của bóng đá Việt Nam, từ đó có những giải pháp. Tôi cho rằng để giải quyết khó khăn, không thể một sớm một chiều có thể thực hiện trọn vẹn lộ trình. Tuy nhiên, phải làm hết sức nhanh chóng”.

Thậm chí, ông Tanabe còn nói thẳng đến cơn khủng hoảng của bóng đá Việt Nam trong thời gian vừa rồi, ông nói: “Đợt khủng hoảng hiện nay của bóng đá Việt Nam là thực trạng mà nhiều nền bóng đá cũng đã và đang gặp phải. Với kinh nghiệm của mình cùng bóng đá Nhật và cả khi làm việc ở nước ngoài, tôi tin rằng sẽ có giải pháp giúp bóng đá Việt Nam tự nuôi sống mình và phát triển hơn nữa”.

 “Tôi muốn giúp bóng đá Việt Nam phát triển căn cơ cả ở tầm CLB lẫn tầm ĐTQG” - vẫn lời ông Tanabe.

Trước đó, trong lần đến Việt Nam trước Tết Nguyên Đán, ông Tanabe từng đề cập đến vấn để bất cập của bóng đá Việt Nam là các CLB phụ thuộc quá nhiều vào hầu bao của một ông bầu.

Theo ông Tanabe thì bản thân mỗi đội bóng cần phải có nhiều nhà tài trợ cùng lúc, cũng như gắn kết với địa phương, hòng tránh trường hợp gặp khó khi 1 doanh nghiệp bảo trợ khó khăn trong kinh doanh.

Đấy là điều mà không chỉ mình ông Tanabe thấy, nhưng ở Việt Nam khác Nhật Bản ở chỗ nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển mạnh bằng, số lượng các doanh nghiệp trong nước có khả năng đầu tư vào bóng đá cũng không nhiều như ở Nhật Bản. Ngoài ra, còn phải tính đến cả chuyện bóng đá Việt Nam chưa chuyên nghiệp, các CLB chưa đủ khả năng trở thành một công ty đủ sức tìm nguồn tài chính như các CLB Nhật Bản.

Tiềm năng phát triển thì không thiếu, nhưng trước giờ chuyện khai thác đúng các tiềm năng để bóng đá Việt Nam phát triển tốt là điều mà ít người làm được.

Chuyên gia Tanabe cũng không khó để nhận ra tiềm năng của bóng đá nội qua phát biểu: “Tôi thấy người Việt Nam rất hâm mộ bóng đá, đấy là cơ sở và là tiềm năng tốt để phát triển. Mục tiêu của tôi là giúp bóng đá Việt Nam vươn tầm châu lục trong 5 năm tới”.

Dĩ nhiên, mục tiêu trên là điều mà nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam mong muốn, nhưng nó có thành hiện thực hay không thì phải chờ thời gian trả lời, bởi thực tế là ở hiện tại, bóng đá Việt Nam vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với nhóm các nền bóng đá hàng đầu châu lục.

Riêng xung quanh mức lương của ông Tanabe khi làm việc cho VPF, mới đây chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng tiết lộ rằng số tiền mà VPF trả cho ông Tanabe nhỏ hơn nhiều con số 20.000 USD/tháng.

Con số mà VPF trả cho ông Tanabe thấp không phải vì mức lương thực tế của ông này thấp (khó tin một chuyên gia người Nhật Bản chịu từ Nhật sang làm việc ở Việt Nam lại chấp nhận mức lương bèo), mà là ở chỗ VPF nhận được sự hỗ trợ của phía J.League trong việc trả lương cho ông Tanabe, nên khoản mà VPF chi ra được giảm đi đáng kể.

 

                                                                           Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Họp Ban tổ chức địa phương Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 25/3, Ban Tổ chức địa phương cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 36 năm 2024 tỉnh Hoà Bình đã họp triển khai công tác phối hợp tổ chức giải.

Dồn lực để chinh phục huy chương tại Olympic Paris 2024

Ngành Thể dục thể thao đặt mục tiêu có từ 12-15 suất tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024.

Một vận động viên người Việt tham gia Giải chạy Việt Nam Siêu Marathon tử vong

Chiều nay 24/3, Ban Tổ chức (BTC) Giải chạy Vietnam Ultra Marathon (Vietnam Siêu Marathon) thông tin trên trang Fanpage của giải về một vận động viên (VĐV) tham dự sự kiện qua đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân

Ngày 24/3, tại Quảng trường Hòa Bình, trên 2.000 người đã tham gia Lễ phát động Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục