Diễn ra từ ngày 27/4-2/5/2018, Festival Huế lần thứ X với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" đã gần kết thúc.
Du khách nước ngoài tham quan mua sắm tại Liên hoan ẩm thực quốc
tế. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Theo thống kê, đánh giá của Ban tổ chức Festival Huế 2018, kết
thúc tour đầu tiên (từ 27 - 29/4), có gần 30 chương trình nghệ thuật và lễ hội
được tổ chức; hơn 25 suất diễn có bán vé và không bán vé do các nghệ sĩ, đoàn
nghệ thuật tham gia Festival trình diễn phục vụ công chúng. Những chương trình,
lễ hội chính đã được tổ chức, như Lễ khai mạc, Văn hiến Kinh kỳ, Đêm nhạc Trịnh
Công Sơn, Âm vọng sông Hương và các buổi của lễ hội đường phố.
Theo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, lượng khách du lịch đến Huế trong tour đầu
tiên đạt gần 50.000 lượt/ngày. Riêng khách lưu trú đạt đến 15.000 lượt, với
10.500 phòng. Cao điểm, các khách sạn và nhà nghỉ đều kín phòng. Festival Huế
2018 đang mang lại hiệu ứng rất tốt, bởi theo ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở
Du lịch tỉnh, đến ngày 30/4, ngành du lịch chưa nhận bất kỳ phản ánh nào về
tình trạng nâng giá. Công tác vệ sinh thực phẩm, an ninh, toàn toàn của khách
đang được đảm bảo.
Tham khảo ý kiến của khán giả, giới chuyên môn và du khách của Ban tổ chức
Festival Huế 2018 cho thấy, tất cả đều đánh giá cao các chương trình về chất lượng
và hơn cả là "chất” riêng của Festival Huế. Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp
hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết những hoạt động hưởng ứng tại Festival
Huế năm nay cũng thu hút lượng khách lớn so với các năm về trước. Mỗi đêm, Liên
hoan Ẩm thực quốc tế thu hút 25.000-30.000 lượt khách đến tham quan và ăn uống.
Các gian hàng ăn uống mở cửa đến khoảng từ 20 - 21 giờ là "cháy
hàng." Hội chợ Thương mại tại Trung tâm thi đấu của tỉnh cũng thu hút hàng
vạn người mỗi tối; phiên "Chợ quê ngày hội" ở cầu ngói Thanh Toàn thu
hút lượng khách không kém…
Không chỉ ở thành phố Huế mà Festival Huế 2018 lan tỏa về các vùng quê, người
dân thực sự là chủ nhân của Festival. Lễ hội "Hương xưa làng cổ" tại
làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền là một điển hình. Lễ hội có
nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian của
vùng quê Phong Hòa. Đến đây, du khách được tham quan làng nghề, quảng diễn và
trải nghiệm nghề truyền thống gốm Phước Tích, điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên,
làm bánh truyền thống; đồng thời chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống
của địa phương như sản phẩm gốm, mộc Phong Hòa, rượu Phong Chương, đệm bàng Phò
Trạch, gốm Phước Tích, lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, rèn Hiền Lương…
"Hương xưa làng cổ" lần này là có sự tham gia triển lãm ảnh của nhà
nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Huy (người dân xã Phong Hòa, Phong Điền). Với chủ đề
"Sáng tỏa một miền quê," 50 bức ảnh màu và đen trắng mang lại cho người
xem cảm nhận sự thanh bình, gần gũi về phong cảnh, con người làng cổ nói riêng
và huyện Phong Điền nói chung. Để phục vụ trưng bày triển lãm lần này, ông Nguyễn
Khoa Huy đã bỏ ra 4 năm trời ròng rã về các vùng quê của huyện Phong Điền sáng
tác.
Du khách hết sức ấn tượng bởi một phiên "Chợ quê ngày hội" bên cầu
ngói Thanh Toàn cổ kính (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) với không khí rộn
ràng. Phiên chợ quê trong ngày hội trưng bày nhiều sản vật nổi tiếng của địa
phương như: Nếp Thủy Phù, bột lọc Thủy Dương, bánh tráng Thủy Lương; đậu xanh,
đậu phụng, bắp (ngô) của Dương Hòa; thanh trà (bưởi) Thủy Bằng; dưa gang Thủy
Châu, Thủy Lương… Đặc biệt, du khách tham gia lễ hội sẽ được thưởng thức các
món ẩm thực dân dã mà không kém phần hấp dẫn từ làng quê ở Hương Thủy như: Xôi
thịt hon, cơm mo, cơm nắm, bánh canh cá lóc, đậu hủ; các loại chè đậu xanh, đậu
ván; bánh tráng chè kê, nước chè xanh gừng, nước lá, kẹo câu, kẹo đậu phụng và ẩm
thực chay.
Hòa cùng với các sinh hoạt chợ quê, du khách gần xa còn có thể tham gia vào các
hoạt động như: Hội thi vẽ tranh với chủ đề "Vì trái đất xanh,"
"Em chằm nón bài thơ" theo từng cung đoạn; hội thi xay lúa, giã gạo.
Bên cạnh đó, các hoạt động góp phần làm phong phú thêm chương trình lễ hội là
các trò chơi dân gian truyền thống như Hội Bài chòi, bịt mắt đập om, bắt vịt
trên sông, đá gà; hoạt động trình diễn các thao tác sản xuất, sinh hoạt truyền
thống của nông dân như xay lúa, giã gạo, xay bột, làm bánh ít…
Trong khuôn khổ Festival Huế 2018, bãi biển Thuận An đón Hè bằng lễ hội
"Thuận An biển gọi." Những ca khúc hào hùng, thiết tha, sâu lắng, những
hình ảnh cầu ngư thể hiện khát vọng vươn xa bám biển, tình yêu quê hương, lòng
mến khách của người dân Phú Vang. Có 15 tiết mục thể hiện chủ đề "Thuận An
xanh vươn ra biển lớn" hoặc "Phú Vang quê hương tôi," "Thuận
An xanh," "Vượt sóng" đã hấp dẫn du khách, khán giả đến phút cuối
cùng, quên cả cơn mưa bất chợt. Lễ hội "Thuận An biển gọi" là lời mời
gọi thiết thực với du khách về với vùng biển này trong mùa Hè 2018.../.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - Trong những chuyến công tác vùng cao, chúng tôi có dịp gặp gỡ các cao niên có niềm say mê, tình yêu mãnh liệt với giá trị của văn hóa Mường. Đó là thầy Mo, dù đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn đi khắp các bản để khấn năm mới; là một người trung niên say mê nghề làm nỏ. Hay một gia đình quyết giữ 4 chiếc chiêng cổ, dù trả giá bằng cả đàn trâu cũng không bán. Chúng tôi gọi họ là những người thầm lặng "giữ lửa” văn hóa Mường…
(HBĐT) - Ngày 26-27/4, huyện Đà Bắc đã tổ chức thành công Hội thi Giọng hát hay lần thứ III năm 2018. Tham gia hội thi có 34 thí sinh của 17 đơn vị đến từ các xã, thị trấn và khối cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Theo thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 63,3%, cư trú tại tất cả 11 huyện, thành phố theo kiểu vừa tập trung, vừa đan xen. Hòa Bình là nơi sống tập trung, lâu đời của người Mường. Ngay từ khi được thành lập (ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ), tên gọi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình là "tỉnh Mường”. Cho đến nay, dân số của người Mường ở Hòa Bình đông nhất so với các dân tộc khác và so với người Mường ở các tỉnh khác. Trong 54 dân tộc anh em của cả nước, dân tộc Mường là 1 trong 5 dân tộc thiểu số có số dân trên 1 triệu người.
(HBĐT) - Không còn là trò chơi dân gian trong dịp lễ, Tết, đánh mảng giờ đây được coi là môn thể thao yêu thích của phụ nữ xóm Cả - xã Liên Vũ (Lạc Sơn). Trò chơi này được mọi người từ già tới trẻ biết đến và tổ chức chơi vào mỗi buổi chiều ở các khoảng sân rộng trong xóm.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Văn hóa tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Lạc Sơn tổ chức 2 đêm tuyên truyền Giao lưu văn nghệ chủ đề "Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại 2 xã Tự Do và Tân Mỹ (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Từ xa xưa, trong tâm thức của người dân Việt Nam luôn âm vang câu ca: "Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Câu ca ấy nhắc nhở về cội nguồn, đạo lý thủy chung phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam.