(HBĐT) - Ngày 4/5, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng Sở VH-TT-DL tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, và đông đảo quần chúng nhân dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.
Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL
tỉnh trao Bằng xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng cho chính quyền và nhân dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.
Di tích lịch sử Đền Thượng, thị trấn Vụ Bản, huyện
Lạc Sơn được hình thành và tồn tại gắn với tín ngưỡng văn hóa dân gian thờ Tam
tòa Thánh Mẫu của người Việt và Hưng Đạo Vương là một vị tướng với tài thao
lược, trí dung song toàn. Ông đã lãnh đạo quân, dân nhà Trần chiến đấu ba
lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, giữ vững nền độc lập cho dân tộc.
Cũng như ở nhiều nơi của cư dân người Việt, nhân
dân thị trấn Vụ Bản trước đây và hiện nay lấy Đền Thượng làm trung tâm là nơi
sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Hàng năm vào ngày 20 tháng 3 âm lịch, nhân
dân lại tổ chức mở hội, ngoài cúng và tế lễ tại đền còn tổ chức lễ rước kiệu
Thánh đi du xuân. Trong những ngày tổ chức lễ hội còn diễn ra các trò chơi dân
gian mang đậm tính chất văn hóa như: kéo co, ném còn, bịt mắt đánh trống, bịt
mắt bắt vịt, chọi gà…cuốn hút mọi người tham gia, thông qua những nghi trình,
nghi thức của lễ hội diễn ra tại di tích nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền
thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của tổ tiên cha ông ta cho đến ngày nay. Đền
Thượng còn là một di tích nằm trong tổng thể các điểm di tích của huyện Lạc Sơn
như: Đền Cây Đa xóm Nghĩa, Đình Cổi, Đền
Cây Si – Mường Vôi, Chiến Khu Mường Khói, Mái Đá Làng Vành, thắng cảnh Thác Mu.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, đền Thượng đã được UBND tỉnh
cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, là cơ sở pháp lý tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Đền Thượng là một trong những điểm
nhấn để thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và phát triển du lịch của huyện Lạc
Sơn nói riêng và của tỉnh nói chung.
Nhân
dân thị trấn Vụ Bản tham gia văn nghệ chào mừng lễ đón nhận Bằng xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng.
Minh Tuấn
(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi về huyện Kỳ Sơn gặp lại những dân quân xã - lực lượng nòng cốt trong phong trào xây dựng "làng chiến đấu” thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Khi ấy còn là những thanh niên độ tuổi mười tám, đôi mươi, nay đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm” nhưng những ký ức về một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc vẫn vẹn nguyên.
(HBĐT) - Trong không khí ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi về thăm Đình Lập (xóm Lập, xã Lập Chiệng, Kim Bôi) nơi diễn ra Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hòa Bình lần thứ nhất.
(HBĐT) - So với cách đây không lâu, hình ảnh du lịch Hòa Bình đã được cải thiện rất nhiều trong lòng du khách. Các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh mẽ với nhiều điểm, khu du lịch, tour, tuyến du lịch có chất lượng dịch vụ tốt hơn đang mang lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đậm đà những làn điệu dân ca, tiếng chiêng âm vang núi rừng, men rượu cần say đắm lòng người, những món ẩm thực độc đáo… níu giữ chân du khách.
(HBĐT) - Trong những chuyến công tác vùng cao, chúng tôi có dịp gặp gỡ các cao niên có niềm say mê, tình yêu mãnh liệt với giá trị của văn hóa Mường. Đó là thầy Mo, dù đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn đi khắp các bản để khấn năm mới; là một người trung niên say mê nghề làm nỏ. Hay một gia đình quyết giữ 4 chiếc chiêng cổ, dù trả giá bằng cả đàn trâu cũng không bán. Chúng tôi gọi họ là những người thầm lặng "giữ lửa” văn hóa Mường…
(HBĐT) - Ngày 26-27/4, huyện Đà Bắc đã tổ chức thành công Hội thi Giọng hát hay lần thứ III năm 2018. Tham gia hội thi có 34 thí sinh của 17 đơn vị đến từ các xã, thị trấn và khối cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Theo thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 63,3%, cư trú tại tất cả 11 huyện, thành phố theo kiểu vừa tập trung, vừa đan xen. Hòa Bình là nơi sống tập trung, lâu đời của người Mường. Ngay từ khi được thành lập (ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ), tên gọi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình là "tỉnh Mường”. Cho đến nay, dân số của người Mường ở Hòa Bình đông nhất so với các dân tộc khác và so với người Mường ở các tỉnh khác. Trong 54 dân tộc anh em của cả nước, dân tộc Mường là 1 trong 5 dân tộc thiểu số có số dân trên 1 triệu người.