(HBĐT) – Tối 11/5, tại Cung văn hóa tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở VHTT&DL tỉnh đã tổ chức khai mạc liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh năm 2018. Đến dự đêm khai mạc có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Lãnh đạo LĐLĐ của 11 huyện, thành phố, các nhà tài trợ.
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia liên hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm 2018.
Liên
hoan là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đát nước, kỷ niệm 70
năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (1948 – 2018) kỷ niệm 128 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ chí minh vĩ đại (19-5-1890/19-5-2018), chào mừng Đại hội
Công đoàn tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ (2018-2023). Đồng thời là sân chơi tinh
thần lành mạnh, tạo cơ hội để đội ngũ CNVCLĐ toàn tỉnh có dịp giao lưu, học
hỏi, tăng cường tình đoàn kết giữa các đơn vị trong tỉnh.
Liên
hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm 2018 quy tụ trên 300 diễn viên, đạo diễn, nhạc
công đến từ 19 đoàn là Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố, công đoàn
ngành, công đoàn ngành T.Ư đứng chân trên địa bàn gồm 80 tiết mục tham gia, tập
trung vào các thể loại đơn ca, song ca, tốp ca và hát múa phụ họa với chủ
đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu, cuộc sống và ca ngợi giai cấp công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Các
tiết mục dự thi năm nay được các đoàn đầu tư, dàn dựng khá công phu, nhiều tiết
mục có chất lượng cao được đông đảo người xem. Liên
hoan được diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/5.
Tiết mục của công đoàn Nhà máy Thủy điện Hòa Bình biểu diễn khai mạc đêm liên hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm 2018.
Một số tiết mục của công đoàn huyện
Kỳ Sơn biểu diễn tại đêm khai mạc liên hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm 2018.
Một số tiết mục của công đoàn Viên
chức tỉnh biểu diễn tại đêm khai mạc liên hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm 2018.
Một số tiết mục của công đoàn ngành
giáo dục tỉnh biểu diễn tại đêm khai mạc liên hoan tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm
2018.
Minh Tuấn
Di sản đô thị phần lớn được biết đến là những công trình kiến trúc phản ánh lịch sử phát triển đô thị mang đến cho đời sống hiện đại những giá trị của quá khứ, từ phong cách kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật trang trí… đến những sự kiện lịch sử - xã hội. Những công trình như vậy ở Sài Gòn - TPHCM tập trung trong khu vực trung tâm thành phố, tạo thành một "vùng di sản” cũng là "vùng ký ức”.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 7-12-2017. Có được sự ghi nhận này, là bởi nhiều năm qua, công cuộc khôi phục, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị nghệ thuật Bài Chòi được quan tâm, chú trọng. Bài Chòi không chỉ là "đặc sản” địa phương, mà trở thành giá trị kết tinh tâm hồn Việt, viên ngọc sáng trong hành trình phát triển và hội nhập của văn hóa Việt Nam.
Festival Huế là sự kiện văn hóa - nghệ thuật thu hút nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân ở trong nước và quốc tế tham gia. Qua 10 lần tổ chức, với những chương trình nghệ thuật, lễ hội văn hóa đa dạng và khá ấn tượng, Festival Huế đã và đang từng bước xây dựng được thương hiệu, trở thành một sản phẩm du lịch lôi cuốn du khách.
(HBĐT) - Từ bao đời nay, chiêng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân tộc Mường. Là một trong số ít người sống tại TP Hòa Bình sở hữu đầy đủ bộ chiêng Mường, ông Đinh Văn Niên (xóm Mời Mít - xã Yên Mông) luôn trân trọng giữ gìn bộ chiêng vô giá của gia đình.
(HBĐT) - Ngày 4/5, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng Sở VH-TT-DL tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, và đông đảo quần chúng nhân dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.
Ngày 3-5, UBND tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và khai hội chùa Đọi Sơn năm 2018.