Phó giáo sư-tiến sỹ Trương Văn Món thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết để làng nghề gốm tồn tại trước các yếu tố tác động thì giải pháp tối ưu nhất là xây dựng làng gốm thông qua du lịch, gắn kết với du lịch để lôi cuốn du khách tới tham quan, trải nghiệm, mua sắm, từ đó, nghệ nhân có thêm thu nhập, làng nghề khởi sắc.
Gốm truyền thống Bàu Trúc của người Chăm ở Ninh Thuận thu hút du khách đến tham quan, mua sắm. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Ý kiến này được đưa ra tạihội thảo khoa học quốc tế về
"Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người
Chăm" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh
Ninh Thuận tổ chức trong hai ngày 8-9/12.
Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các nước
như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Bangladesh cùng
các đại biểu đến từ các vụ, viện và các tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống.
Theo lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hội thảo được
tổ chức nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia quốc tế và
trong nước về bảo tồn di sản văn hóa, thu thập thông tin, tài liệu để củng cố
luận cứ khoa học cho việc xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của
người Chăm” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp.
Tại hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học
quốc tế và trong nước tập trung thảo luận, cùng nhận diện và làm sáng tỏ những
giá trị tiêu biểu về nghệ thuật làm gốm của người Chăm; công bố kết quả nghiên
cứu về mối quan hệ giữa gốm Chăm với các trung tâm gốm ở Việt Nam và các nước ở
châu Á, trong đó có so sánh những điểm giống và khác về tri thức và kỹ thuật,
hình thức biểu đạt, tập quán liên quan, phương pháp truyền nghề, sự tương đồng
và dị biệt cũng như vai trò và vị thế của gốm Chăm trong mạng lưới thương mại
hàng hải và trong bối cảnh trao đổi kinh tế và văn hóa với các nước.
Hội thảo còn tập trung phân tích về hiện trạng di sản gốm
Chăm đồng thời khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ khẩn cấp và đề xuất các biện
pháp để bảo vệ khẩn cấp "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm."
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng chia sẻ kinh nghiệm về
bảo tồn và phát triển làng gốm truyền thống; xây dựng chính sách đối với nghệ
nhân và quyền lợi hợp pháp của nghệ nhân; kinh nghiệm quy hoạch, bảo tồn và
phát triển làng nghề gốm; việc phát triển du lịch làng nghề nói chung và nghề
gốm nói riêng; kinh nghiệm và giải pháp truyền dạy; cách quảng bá, giới thiệu
giá trị di sản và sản phẩm; kinh nghiệm marketing gắn với phát triển bền vững
để duy trì sức sống của di sản…
Tỉnh Ninh Thuận có làng gốm Bàu Trúc, một làng nghề sản xuất
gốm có truyền thống lâu đời và tiêu biểu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở khu vực
Đông Nam Á.
Gốm Chăm Bàu Trúc tiêu biểu bởi sản phẩm gốm được chế tác
hoàn toàn bằng thủ công "Nắn bằng tay, không bàn xoay." Sản phẩm sau khi
chế tác được nung lộ thiên, cho ra sản phẩm gốm độc đáo, mang tính độc bản cao
với những nét đặc trưng văn hóa Chăm không lẫn với sản phẩm gốm ở nơi khác.
Tuy nhiên, nghề gốm Chăm Bàu Trúc cũng đang đứng trước nguy
cơ mai một, bởi tác động của nền sản xuất công nghiệp, các sản phẩm gia dụng
(đồ đựng, đồ nấu…) hiện đại với vật liệu mới dần thay thế sản phẩm gốm truyền
thống.
Hơn nữa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề
đang làm cho thế hệ trẻ không mặn mà trong việc nối tiếp nghề truyền thống của
thế hệ đi trước.
Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to
lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong
đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của
cộng đồng người Chăm.
Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá
trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến
trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời
gian.
Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận
cho biết với mong muốn bảo tồn và phát huy hiệu quả nghề sản xuất gốm và nghệ
thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trong tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh
Thuận đã nhận được sự đồng thuận và phối hợp chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trong công tác xây dựng hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật làm gốm truyền
thống của người Chăm” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi
vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cũng đã ban hành kế hoạch về
xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” trình UNESCO
đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, các
thủ tục liên quan đến công tác xây dựng hồ sơ gần như được hoàn tất.
Kết quả từ ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học tại hội
thảo quốc tế này sẽ được Ban xây dựng hồ sơ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh) tổng hợp, bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ gửi đến Cục Di sản văn hóa-Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch để trình Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam
thẩm định, cho ý kiến góp ý bổ sung, hoàn thiện trước khi nộp hồ sơ tại Ủy ban
UNESCO vào tháng 3/2019./.
Theo Viêt Nam Plus
Sáng 5-12, nhân kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) nhập niết bàn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học "Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm – Hành trình từ bậc minh quân đến đức Phật hoàng”.
Lần đầu tiên, toàn bộ các hình thức chiến tranh qua không gian và thời gian được chắp ghép lại thành một bức tranh toàn diện, cho người đọc cái nhìn từ góc độ nhân chủng học của chiến tranh, cũng như mối quan hệ của chiến tranh với kinh tế, ngoại giao và chính trị.
(HBĐT) - Thôn Hồng Phong 3, xã Yên Bồng, Lạc Thủy có 104 hộ, 325 nhân khẩu, có hai dân tộc là dân tộc Mường và dân tộc Kinh cùng chung sống.
Ngày 2-12, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, phối hợp Đại sứ quán Singapore, đang là nước Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Moscow, và đại sứ quán các nước thành viên ASEAN tại LB Nga, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao, ẩm thực, chào mừng "Ngày Gia đình ASEAN năm 2018”, tại Trung tâm Thương mại Hà Nội – Moscow, LB Nga.
Tối 2/12, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu văn hóa giữa đại biểu Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản năm 2018 với thanh niên thành phố.
(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào ngày 26 tháng 10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy tổ chức Tết cơm đe theo truyền thống.