Sáng 5-12, nhân kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) nhập niết bàn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học "Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm – Hành trình từ bậc minh quân đến đức Phật hoàng”.


Tọa đàm "Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm – Hành trình từ bậc minh quân đến đức Phật hoàng”.

Thăng Long – Hà Nội đã trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, dưới thời Trần, Hoàng thành và Kinh thành tiếp tục được gia cố, xây dựng thêm so với thời Lý. Cung điện, đền đài trong Hoàng thành thể hiện sự phát triển trong kỹ, mỹ thuật của dân tộc. Nhà Trần cũng xây dựng nhiều ngôi chùa trong hoàng cung, làm nơi thực hành nghi lễ Phật giáo Hoàng gia.

Cũng trong thời Trần, Thăng Long đối mặt với những thử thách cam go khi vó ngựa Nguyên – Mông xâm lược. Nhưng quân dân Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên – Mông. Người hai lần lãnh đạo quân dân đánh tan quân Nguyên là Vua Trần Nhân Tông.

Vua Trần Nhân Tông là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, đồng thời cũng là người sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Trong lĩnh vực chính trị, quân sự, khi đối mặt với giặc Nguyên mạnh, ngoài tài năng quân sự, Vua Trần Nhân Tông đã thể hiện tầm vóc của một nhà lãnh đạo tài ba bằng tổ chức hội nghị Bình Than bàn kế sách, đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị Diên Hồng lấy ý kiến các bô lão vừa thể hiện tinh thần coi trọng nhân dân, vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần đoàn kết một lòng đánh giặc. Việc Vua Trần Nhân Tông giao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cũng như việc thời Trần xuất hiện hàng loạt danh tướng, nhà chính trị tài ba đã thể hiện tầm nhìn, khả năng trong sử dụng người tài.

Khi chiến tranh kết thúc, Vua Trần Nhân Tông thiết lập một nền chính trị khoan hòa, lấy dân làm gốc. Chính ngài đã sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mang đậm dấu ấn tư tưởng Việt Nam, kết nối và tổ chức giới tu hành thành giáo hội thống nhất, xây dựng tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trở thành Thiền phái độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam với tinh thần nhập thế, gắn bó với dân tộc.

Các nhà khoa học đã tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề: Khẳng định vai trò trung tâm của Vua Trần Nhân Tông trong lịch sử dân tộc, sự phát triển của văn hóa Thăng Long; những phát hiện mới về hệ thống di tích chùa tháp Trúc Lâm trên địa bàn Đông Triều; những nét đặc sắc của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; phát huy tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống đương đại...

Tọa đàm đã cung cấp những cứ liệu khoa học khẳng định tài năng chính trị, quân sự; giá trị tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo đất nước, trong phát triển Phật giáo; di sản liên quan Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử...

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh tổ chức trưng bày chuyên đề "Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm – Hành trình từ bậc minh quân đến đức Phật hoàng”, giới thiệu những hình ảnh, hiện vật, tư liệu liên quan cuộc đời Phật hoàng Trần Nhân Tông nói riêng và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói chung.

 

                                                                                              Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Tết cơm đe - Nét văn hóa đặc sắc của người Mường Lạc Thịnh

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào ngày 26 tháng 10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy tổ chức Tết cơm đe theo truyền thống.

Tôn vinh giá trị Di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại Bảo tàng tỉnh vào ngày Sở VH-TT&DL tổ chức khai trương phòng trưng bày với chủ đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Ngay đầu buổi sáng đã có rất đông lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và giáo viên, học sinh trường THCS Lý Tự Trọng tham gia. Việc tổ chức phòng trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” rất thiết thực trong việc giáo dục, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.

Hội thi Tuyên truyền cổ động huyện Lạc Sơn năm 2018

(HBĐT) - Trong 2 ngày (28 – 29/11/2018), Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức thành công Hội thi Tuyên truyền cổ động năm 2018. Tham gia Hội thi có 29 đội tuyên truyền đến từ các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện.

“Khát vọng” và câu chuyện 10 năm ca hát của Sao Mai Vũ Thắng Lợi

Tròn 10 năm khẳng định tên tuổi của mình trong dòng nhạc trữ tình, Sao Mai Vũ Thắng Lợi sẽ thực hiện đêm nhạc "Khát vọng” để tri ân khán giả vào ngày 21-12 tới đây tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

Hơn 40 nghìn người tham gia Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc

Ngày 26-11, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức bế mạc, tổng kết chuỗi sự kiện kết nối du lịch các tỉnh vùng Việt Bắc và trao Cờ đăng cai chương trình năm 2019 cho tỉnh Lạng Sơn.

Hội nghị cộng tác viên Báo Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Ngày 26/11, Ban biên tập Báo Hòa Bình tổ chức hội nghị cộng tác viên năm 2018. Đến dự có gần 20 cộng tác viên, thông tin viên tiêu biểu của Báo Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục