(HBĐT) - Huyện Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng, là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh. Huyện có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch, trong đó phải kể đến du lịch tâm linh. Trong những ngày đầu xuân, Cao Phong là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách và người dân trong, ngoài tỉnh.


 Nói đến du lịch huyện Cao Phong không thể không nhắc đến một trong những địa danh nổi tiếng là hồ Hòa Bình với điểm nhấn là du lịch văn hóa tâm linh đền Chúa Thác Bờ. Đền Chúa Thác Bờ trước đây thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, hiện, đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong (phía hữu ngạn) và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (phía tả ngạn). Đền Thác Bờ phía hữu ngạn tọa lạc trên sườn đồi Sầm Lông, thuộc xóm Đền. Trước đây, đền Thác Bờ chủ yếu được dựng lên từ tranh tre, nứa lá ngay dưới chân Thác Bờ. Sau này, khi tổ hợp thủy điện Hòa Bình trên sông Đà khởi công xây dựng, nước dâng cao,ngôi đền phải di dời lên sườn núi ngay cạnh bờ sông.


Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, hiện nay, đền còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn; Tứ phủ chầu bà; Tam toà đức Thánh Mẫu... Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác, nhưng vẫn uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Lễ hội đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy vậy, ngay từ tháng chạp, nơi đây đã tấp nập du khách về lễ tạ. Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình, rồi lên đền Chúa, mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Vừa đi lễ, vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của những đảo đá nhấp nhô trên mặt nước, du khách sẽ thấy lòng bình yên. Hành lễ xong, khó ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những xiên cá nướng sông Đà vàng ruộm, thơm lừng và những sản vật của bà con bày bán.


 

Đông đảo du khách đến thăm quan tại đền thượng Bồng Lai, khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

 

Một điểm du lịch tâm linh nữa được đông đảo du khách gần xa biết đến vào những ngày đầu xuân là khu di tích danh thắng chùa Khánh. Chùa Khánh, xã Yên Thượng nằm trong khu di tích lịch sử cấp quốc gia chiến khu Cao Phong - Thạch Yên, đã được Bộ VH-TT xếp hạng năm 1996. Năm 2007, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện Cao Phong đã đầu tư tôn tạo khu di tích lịch sử này, đồng thời phục dựng lễ hội chùa Khánh theo nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, lễ hội chùa Khánh lại thu hút đông đảo bà con gần xa về dự, tạo không khí lễ hội vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân (chính hội là ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch).

Cách chùa Khánh không xa, khu di tích chùa Quoèn Ang, xã Tân Phong từ lâu cũng là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân quanh vùng. Nói đến khu di tích chùa Quoèn Ang phải nhắc đến sự tích "Vườn hoa núi Cối”, bản trường ca dân tộc Mường "Đẻ Đất, đẻ Nước”. Theo thời gian, chùa hư hỏng, trên nền chỉ còn cây đại cổ thụ với khoảng 300 năm tuổi và 1 chiếc chuông chùa bằng đồng cao khoảng 0,8 m, nặng khoảng 85 kg. Chùa Quoèn Ang mới được phục dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của bà con trong và ngoài xã. Đây cũng là địa bàn để huyện phục dựng lễ hội Khai hạ đầu năm của người Mường. Lễ hội chùa Quoèn Ang được tổ chức hàng năm vào hai ngày 8 - 9 tháng Giêng. Đây là lễ hội khai mùa và dâng hương cấp xã.

 Gần đây, với chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, đền thượng Bồng Lai ở khu 3, thị trấn Cao Phong được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh trên địa bàn. Đền Bồng Lai thờ Cô Đôi Thượng Ngàn, thuộc quần thể hang động núi Đầu Rồng. Năm 2018,đền Đông Sơn cũng ở khu 3, thị trấn Cao Phong được đưa vào khai thác đã thu hút đông đảo du khách trong tỉnh và cả nước.


Cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh đã và đang góp phần đáng kể vào phát triển du lịch của huyện Cao Phong. Theo thống kê của Phòng VH-TT huyện, trong năm 2018, có 341.170 lượt khách đến thăm quan du lịch trên địa bàn. Trong đó, khách quốc tế 1.058 lượt, khách nội địa 340.112 lượt. Doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 21.195 triệu đồng. Theo đồng chí Bùi Yến Minh, cán bộ Phòng VH-TT huyện, chưa có thống kê chính xác về số liệu lượng khách của du lịch tâm linh nhưng có thể khẳng định, du lịch tâm linh đã góp phần quan trọng vào lượng khách đến với huyện Cao Phong. Những ngày năm mới này, phần lớn du khách đến với Cao Phong là du lịch văn hóa lễ hội và tâm linh.

 

 


Hương Lan


Các tin khác


65 học viên tham gia lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp ảnh báo chí

(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 27 - 28/2, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp nhiếp ảnh trong hoạt động báo chí hiện đại.

Quý I, toàn tỉnh ước đón 1,1 triệu lượt khách du lịch

(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.

Rối nước Đồng Ngư

Tưởng chừng sẽ chỉ còn lại trong ký ức, nhưng với sự tâm huyết, cố gắng của những nghệ nhân nơi đây, nghệ thuật múa rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) dần được khôi phục. Đồng Ngư hôm nay, các phường rối đều tất bật với các vở diễn mới, như một sự khẳng định về sức sống lâu bền của loại hình nghệ thuật độc đáo mảnh đất này.

Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian dân tộc Mường

(HBĐT) - Tôi về với xóm Lục Đồi, xã Kim Bình vào ngày đầu xuân Kỳ Hợi. Sắc xuân đang tràn ngập xóm nhỏ.Tia nắng xuân đang vờn qua kẽ lá, hoa đào, hoa mận, hoa mơ bung nở trắng cả góc trời. Tôi đến nhà bà Bùi Thị Ký, chủ nhiệm câu lạc bộ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian dân tộc Mường, cũng là người rất am hiểu về những bài hát cổ của người Mường, những bài Ví, Thường rang, Bộ mẹng, ru ún và cả Mo Mường. Rất may mắn cho tôi, khi vừa đến nơi cũng là lúc bà đang chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ. 

Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp về thăm một bản Mường xinh đẹp. Bao đời nay, bà con nơi đây luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc.

Huyện Mai Châu đón trên 172 nghìn lượt khách du lịch

(HBĐT) - Trong tháng 1/2019, ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tiếp tục hoạt động có hiệu quả, các cơ sở lưu trú tăng cường liên kết quảng bá du lịch, phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương. Trong tháng, có 172.015 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế 5.102 lượt khách, khách nội địa 166.913 lượt khách. Doanh thu từ du lịch ước đạt 5.577 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục