(HBĐT) - Ngày 6/3, Ban Tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tỉnh tổ chức Lễ trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tỉnh Hòa Bình năm 2019. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Sở VH, TT&DL; cùng đại diện các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh.
Sau thời gian phát động tổ
chức Cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 36 tác phẩm của 09 tác giả, qua đó đã
chọn được 20 tác phẩm đưa vào triển lãm. Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tỉnh
Hòa Bình năm 2019 góp phần phục vụ tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính
trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, đặc biệt là cổ vũ các sự
kiện liên hoan và triển lãm toàn quốc hướng về Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ tại
tỉnh Hòa Bình. Thông qua Cuộc thi, cũng là dịp để các họa sỹ trong tỉnh có cơ hội
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần phát triển phong trào sáng tác
tranh cổ động của tỉnh và phong trào chung của toàn quốc.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã
trao 01 giải nhất cho tác phẩm "Dân tộc Việt nam anh hùng, Hồ Chí Minh vĩ đại”
của tác giả Nguyễn Thế Hùng (Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện
Lạc Sơn); 02 giải nhì cho tác phẩm "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”
và "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” của tác giả Hà Quốc Minh (Trung tâm
Văn hóa, Thể thao và Truyền thông TP Hòa Bình); cùng với 04 giải ba và 10 giải khuyến khích cho các tác phẩm tiêu biểu.
.
Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch trao giải cho các tác phẩm đạt giải
.
Nguyễn Hải
(CTTĐT)
(HBĐT) - Theo lịch sử, làng Quèn Thị thuộc xã Cao Dương, huyện Lương Sơn được khai sinh vài trăm năm về trước. Đầu tiên làng chỉ có 7 hộ từ nơi khác về đây an cư lập nghiệp. Sau đó, phát triển thành làng có tên gọi là làng Trại Mít, nay là làng Quèn Thị. Cách đây khoảng 300 năm, nhân dân làng Quèn Thị đã xây dựng đình làng để thờ phụng các vị thần Tản Viên Sơn, Cun Trưởng Thung, Thành Hoàng làng.
(HBĐT) - Khi vui uống rượu cần, người Mường thường cử ra một người điều khiển cuộc vui gọi là Chí Chám hay Nhà Chám. Người này trực tiếp đong nước vào vò rượu cần và tính lượng uống cho mọi người như một trọng tài. Cuộc vui có sinh động hay không, một phần nhờ vào vai trò của Chí Chám.
(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 27 - 28/2, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp nhiếp ảnh trong hoạt động báo chí hiện đại.
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.
Tưởng chừng sẽ chỉ còn lại trong ký ức, nhưng với sự tâm huyết, cố gắng của những nghệ nhân nơi đây, nghệ thuật múa rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) dần được khôi phục. Đồng Ngư hôm nay, các phường rối đều tất bật với các vở diễn mới, như một sự khẳng định về sức sống lâu bền của loại hình nghệ thuật độc đáo mảnh đất này.
(HBĐT) - Tôi về với xóm Lục Đồi, xã Kim Bình vào ngày đầu xuân Kỳ Hợi. Sắc xuân đang tràn ngập xóm nhỏ.Tia nắng xuân đang vờn qua kẽ lá, hoa đào, hoa mận, hoa mơ bung nở trắng cả góc trời. Tôi đến nhà bà Bùi Thị Ký, chủ nhiệm câu lạc bộ Bảo tồn bản sắc văn hóa dân gian dân tộc Mường, cũng là người rất am hiểu về những bài hát cổ của người Mường, những bài Ví, Thường rang, Bộ mẹng, ru ún và cả Mo Mường. Rất may mắn cho tôi, khi vừa đến nơi cũng là lúc bà đang chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ.