(HBĐT) - Trong 2 ngày 6 - 7/3 (tức mồng 1 - 2 tháng 2 âm lịch), UBND thị trấn Cao Phong (Cao Phong) phối hợp với Ban quản lý Đền thượng Bồng Lai tổ chức Lễ hội Đền thượng Bồng Lai năm 2019.
Đền Bồng Lai phụng thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương (tức Cô
Đôi Thượng Ngàn Sơn Trang và các trư vị tiên thánh Tứ phủ). Ngôi đền có từ thời
vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2, tức năm Canh Dần 1890. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của thời gian, ngôi đền xuống cấp trầm trọng và dần mai một chỉ còn lại
một số dấu tích xưa cũ tại khu đất của đền cùng với sự tồn tại của động Thiên
Thai và một số hang động hùng vĩ trong núi Đầu Rồng. Được sự ủng hộcủa
chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp về vật chất và tinh thần,thủ
nhang Trần Văn Hải đã đứng lên trùng hưng toàn bộ ngôi đền. Năm 2012, Đền
thượng Bồng Lai được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp
Quốc gia.
Nghi lễ rước thánh cô
tuần du từ Đền thượng Bồng Lai sang đền Đông Sơn.
Lễ hội Đền thượng Bồng Lai gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ
diễn ra nghi lễ rước thánh cô tuần du từ Đền thượng Bồng Lai sang đền Đông Sơn.
Đền Đông Sơn phụng thờ chúa Mường đệ nhị Diệu Tín Thiền Sư Cao Sơn thần nữ cáo
thánh. Sau đó, lấy nước tại giếng Thông Âm trong cung cấm đền Đông Sơn và cung
rước thánh cô đáo hồi về đền Bồng Lai. Tại đền Bồng Lai thực hiện nghi lễ cúng
an vị, tiếp theo là đoàn tế nam 16 hàng Hành
Lảnh Giang Vọng vào thực hiện nghi thức tế thánh. Phần hội sôi động với các
hoạt động văn nghệ, thể thao.
Dàn chiêng của huyện
Cao Phong tham gia lễ rước thánh cô tuần du từ đền Bồng Lai sang đền Đông Sơn.
Tiết mục múa lân đặc sắc biểu diễn tại Lễ hội đền Bồng Lai
năm 2019.
Lễ hội đền thượng Bồng Lai thể hiện sự tri ân của thế hệ con
cháu đối với Cô Đôi Thượng Ngàn. Trong không gian linh thiêng, mọi người mong
cô ban phước cho quốc thái, dân an, cho nhân khang, vật thịnh; để cô che chở
cho cuộc sống bình yên, hướng tới chân - thiện - mỹ.
Thu Thủy
(HBĐT) - Rong ruổi trên con đường từ thị trấn Đà Bắc ngược lên các xã: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng… không khó để bắt gặp những người phụ nữ dân tộc Tày trong bộ trang phục truyền thống. Đồng bào Tày chiếm tới 40,57% trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Trong nhịp sống hiện đại, văn hóa dân tộc Tày về trang phục, chữ viết, phong tục tập quán luôn "hòa nhập nhưng không hòa tan”, nổi bật là việc giữ gìn, phát huy nét đẹp trong bộ trang phục truyền thống.
(HBĐT) - Theo lịch sử, làng Quèn Thị thuộc xã Cao Dương, huyện Lương Sơn được khai sinh vài trăm năm về trước. Đầu tiên làng chỉ có 7 hộ từ nơi khác về đây an cư lập nghiệp. Sau đó, phát triển thành làng có tên gọi là làng Trại Mít, nay là làng Quèn Thị. Cách đây khoảng 300 năm, nhân dân làng Quèn Thị đã xây dựng đình làng để thờ phụng các vị thần Tản Viên Sơn, Cun Trưởng Thung, Thành Hoàng làng.
(HBĐT) - Khi vui uống rượu cần, người Mường thường cử ra một người điều khiển cuộc vui gọi là Chí Chám hay Nhà Chám. Người này trực tiếp đong nước vào vò rượu cần và tính lượng uống cho mọi người như một trọng tài. Cuộc vui có sinh động hay không, một phần nhờ vào vai trò của Chí Chám.
(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 27 - 28/2, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp nhiếp ảnh trong hoạt động báo chí hiện đại.
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.
Tưởng chừng sẽ chỉ còn lại trong ký ức, nhưng với sự tâm huyết, cố gắng của những nghệ nhân nơi đây, nghệ thuật múa rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) dần được khôi phục. Đồng Ngư hôm nay, các phường rối đều tất bật với các vở diễn mới, như một sự khẳng định về sức sống lâu bền của loại hình nghệ thuật độc đáo mảnh đất này.