(HBĐT) - Ngày 27/3, tại Đình Lập, xã Lập Chiệng, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh "Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ I- năm 1948”. Tới dự và chúc mừng có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lập Chiệng.
Đình Lập, xã Lập Chiệng được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ với kiến trúc hình chữ nhất gồm 1 gian, 2 chái, phía trong có 1 ban thờ lửng được gọi là Cung Sở. Trên Cung Sở được đặt 2 ngai thờ Thành hoàng làng là ông Mới và bà Nánh và bài trí một số đồ thờ tự khác.
Trong quá trình vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Đình Lập là nơi tập kết của đội Việt Minh châu Lương Sơn đi cướp chính quyền tổng Kim Bôi. Tiếp đó, từ ngày 21- 25/5/1948, Đình Lập vinh dự được Tỉnh ủy chọn là nơi tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ I. Dự Đại hội có 120 đại biểu đại diện 333 đảng viên ở 37 chi bộ trong toàn Đảng bộ. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ I đã thực hiện các chương trình làm việc. Kết quả, tại Đại hội lần thứ I, đồng chí Đào An Thái vinh dự được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa I gồm 11 đồng chí. Cử đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh gồm 7 đồng chí đi dự Đại hội Đảng bộ Liên khu III. Đại hội bế mạc chiều 25/5/1948. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I có ý nghĩa chính trị to lớn, trong bối cảnh tình hình kháng chiến ở các địa phương trong tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn. Đại hội đã phân tích đánh giá, nhận định tình hình giữa địch - ta đúng đắn, dự báo tốt những khả năng có thể xảy ra. Trên cơ sở đó củng cố quyết tâm kháng chiến, đề ra phương hướng, nhiệm vụ sát thực, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh thống nhất ý chí, hành động, từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy lùi, phá vỡ từng âm mưu, kế hoạch tấn công của địch, đưa phong trào kháng chiến của địa phương tiến lên, làm sụp đổ hoàn toàn âm mưu "Xứ Mường tự trị” của giặc Pháp ở Hòa Bình.
Với những giá trị về lịch sử có ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ I, năm 1948 tại Đình Lập, xã Lập Chiệng được UBND tỉnh ra Quyết định số 24-QĐ/UBND ngày 5/1/2019 cấp Bằng xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi nói chung và xã Lập Chiệng nói riêng. Đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy tin tưởng rằng địa phương sẽ tiếp tục phát huy tốt truyền thống cách mạng, vươn lên trong phát triển KT-XH, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng chí mong muốn, chính quyền cùng nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn” tích cực giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, quản lý bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích lịch sử cách mạng Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, năm 1948, góp phần làm thắm hơn trang sử truyền thống cách mạng của quê hương.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Chiêng Mường có mặt từ rất lâu trong đời sống, sinh hoạt của vùng đất Mường Thàng - Cao Phong. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và lưu giữ chiêng Mường được các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân quan tâm.
(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, chợ Cồn là một trong những ngôi chợ sầm uất, lâu đời bậc nhất của thành phố biển. Ở chợ Cồn, người dân và du khách có thể mua gần như bất cứ thứ gì, từ quần áo, giày dép, đồ trang sức, hải sản… với mức giá bình dân. Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là ẩm thực, quả thật không ngoa khi nói rằng nơi đây là "thiên đường" ẩm thực xứ Đà Thành.
(HBĐT) - Ngày 20/3, Báo Hòa Bình đã đăng tải bài viết "Xung quanh việc tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế "Đáo Xuân Chín” tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn)” phản ánh việc các hoạt động trong liên hoan nghệ thuật "Đáo Xuân Chín" của họa sĩ Đào Anh Khánh chưa được cấp phép biểu diễn theo đúng quy định. Đặc biệt, sự kiện này gắn mác 18+ (cấm người dưới 18 tuổi - PV) và dự kiến sẽ có đông người nước ngoài tham gia, nhiều hoạt động tại lễ hội diễn ra sau 23 giờ. Dự kiến lễ hội Đáo Xuân Chín có thể xảy ra những vấn đề gây phức tạp về ANTT, nên các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, đúng thẩm quyền. Sáng ngày 22/3, Ban tổ chức chương trình đã phải chính thức thực hiện các thủ tục xin cấp phép biểu diễn cho chương trình "Đáo Xuân Chín" diễn ra vào ngày 23/3.
(HBĐT) - Ngày 20/3, Báo Hòa Bình đã đăng tải bài viết "Xung quanh việc tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế "Đáo Xuân Chín” tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn)” phản ánh việc các hoạt động trong liên hoan nghệ thuật "Đáo Xuân Chín" của họa sĩ Đào Anh Khánh chưa được cấp phép biểu diễn theo đúng quy định. Đặc biệt, sự kiện này gắn mác 18+ (cấm người dưới 18 tuổi - PV) và dự kiến sẽ có đông người nước ngoài tham gia, nhiều hoạt động tại lễ hội diễn ra sau 23 giờ. Dự kiến lễ hội Đáo Xuân Chín có thể xảy ra những vấn đề gây phức tạp về ANTT, nên các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, đúng thẩm quyền. Sáng ngày 22/3, Ban tổ chức chương trình đã phải chính thức thực hiện các thủ tục xin cấp phép biểu diễn cho chương trình "Đáo Xuân Chín" diễn ra vào ngày 23/3.
(HBĐT) - Hội báo toàn quốc năm 2019 diễn ra từ ngày 15 - 17/3/2019 tại Bảo tàng Hà Nội với nhiều hoạt động phong phú như: trưng bày báo chí, các thiết bị kỹ thuật phục vụ ngành báo chí, tọa đàm, hội thảo...
(HBĐT) - Là địa phương giàu bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi năm, tỉnh ta có gần 60 lễ hội được tổ chức và phục dựng, trong đó, hơn 90% lễ hội diễn ra trong tháng giêng. Cùng với các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao thì liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn các tiết mục văn nghệ là "món ăn” không thể thiếu trong các lễ hội xuân.