Bước vào triển lãm quốc tế Vàng mười- Tái chế! Nâng cấp! (tại Heritage Space- số 6 Nguyễn Hoàng, Hà Nội tới 26/5), người xem không khỏi hào hứng, thú vị vì nguồn gốc của những món đồ nhiều khi không liên quan đến hình hài và tính thẩm mỹ hiện tại. Đây là kết quả của nền kỹ thuật áp dụng công nghệ cao. Cùng là chiếc ghế- cái được làm từ giấy báo, có cái lại làm từ quần bò. Tất cả đều cứng như gỗ…
Một góc triển lãm Vàng mười- Tái chế! Nâng cấp! đang diễn ra tại Hà Nội
Người xem thích thú nhận ra một phần của chiếc xô nhựa, chai nhựa hay vỏ sau của chiếc ti vi cùng cộng sinh trong tác phẩm Fossil Moderni của M.Adamy (Ý) để trở thành những ngăn tủ. Khi mở chiếc thùng đun nước (mang hình dáng đồng hồ cát truyền thống) trang trí sặc sỡ của Piratas do Pau (Mozambique), người xem mới vỡ lẽ nó cũng đã thành tủ sau khi được nhồi vào những vách ngăn gỗ.
Xu thế quốc tế
Chúng ta mỗi khi phải vứt đi một món đồ to như tủ lạnh, máy giặt, hay nồi cơm điện… ít nhiều hẳn đều dằn vặt vì đã thải ra những thứ rác rất khó phân hủy và tốn kém trong tái chế. Vì thế ngắm những chiếc ghế của J.Munkez (Lebanon) thấy nhẹ nhõm, kiểu trút được gánh nặng vì tác giả chỉ lấy chiếc đệm tròn đặt lên trên một chiếc lồng giặt là thành chiếc ghế ra dáng, đúng phong cách Ả-rập, Hồi giáo.
Trần Thảo Miên tại góc trưng bày tác phẩm của côẢnh: N.M.Hà
S.Y.Panya (Thái Lan) không giấu sự hài hước khi đặt tên tác phẩm của mình là Chỗ đặt mông thượng lưu giá rẻ kết hợp các chân ghế gỗ phong cách Victoria bên trên là chiếc giỏ nhựa lật sấp để ngồi. Hai thành phần, hai xuất xứ được phủ một lớp sơn trắng đồng điệu. Vàng mười- Tái chế! Nâng cấp! (Pure Gold Upcycled! Upgraded!) do IFA (Viện Hợp tác Nước ngoài) khởi xướng đem 76 tác phẩm của 53 tác giả đi triển lãm vòng quanh thế giới trong 10 năm. Hà Nội là điểm dừng thứ 3 sau Hamburg (Đức) và Yangon (Myanmar).
"Chúng tôi không đưa ra những cách thức để cắt giảm lượng rác thải hay lời cảnh báo với các nhà sản xuất và người tiêu dùng về việc tái chế rác. Thay vào đó chúng tôi muốn giới thiệu những cách tiếp cận đối với việc sử dụng rác thải nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị,” người khởi xướng triển lãm TS E.Strittmatter giới thiệu. "Chỉ cần tập trung vào những gì có sẵn: nguyên liệu được coi là bỏ đi và trí thông minh của chúng ta.”
Quan điểm rác là vàng, là tài nguyên không xa lạ trong xã hội hiện đại. Theo hình dung của đa số chúng ta, nếu biết cách tái chế, rác đương nhiên trở thành nguyên liệu mới đem lại nguồn thu. Nhưng khái niệm "vàng” với triển lãm này hơi khác một chút. Theo Volker Albus, giám tuyển khu vực châu Âu của triển lãm, trước đây vật liệu tái chế không bao giờ được sử dụng trong bất cứ lĩnh vực nào đòi hỏi tính thẩm mỹ.
"Ngày nay không chỉ giấy vệ sinh hay gạch (mới dùng nguyên liệu tái chế) mà còn là sản phẩm cao cấp trong ngành nội thất và dệt may, nơi chất lượng nghệ thuật và tính thẩm mỹ quyết định đem đến thành công thương mại,” ông nói. "Lý do duy nhất không thể đưa những ví dụ kinh điển về sản phẩm tái chế nâng cấp đặc biệt vào triển lãm là vì nó có giá đến tận vài nghìn bảng Anh. Không xa với giá trị của vàng mà tiêu đề của triển lãm gợi ý”.
Theo báo Tiền Phong
Hồi ký "Nơi ấy là chiến trường” với những trang viết giản dị và súc tích nhưng lại cho người đọc thấy toàn bộ sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần dâng hiến cho Tổ quốc của những người lính.
(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình hơn 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) vẫn giữ được nét đặc trưng của bản Mường truyền thống. Với nếp nhà sàn, bao quanh bởi những rặng tre, ruộng bậc thang và những con người mộc mạc, chân chất đã tạo nên một bản Mường ấn tượng, độc đáo, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
(HBĐT) - Đã từng nghe câu thành ngữ xưa "Nhất Kinh kỳ, nhì Phố Hiến”, tôi chọn Hưng Yên là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ. Thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình bên hồ Bán Nguyệt, khám phá lịch sử văn hóa ở chùa Chuông… Hưng Yên gợi lên những hình ảnh đẹp - nét xưa hòa quyện cùng phố phường hiện đại.
(HBĐT) - Ngày 19/4, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, phục dựng Lễ hội đền Trường Khạ, xã Liên Vũ (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh, buôn bán tại khu vực ngã ba thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trở nên khá sôi động với trung tâm thương mại quy mô khánh thành đi vào hoạt động, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ mở mới. Buôn bán phát triển kéo theo hoạt động quảng cáo diễn ra sôi động. Và Tân Lạc hiện đang phải đối mặt với bài toán khó: quản lý hoạt động quảng cáo.
Năm ngoái, tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) diễn ra Lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết Té nước (Bun huột nặm) của dân tộc Lào. Và hôm nay, thêm một lần Tết Té nước được tổ chức trong niềm hân hoan của cộng đồng người Lào bản Na Sang 1 nói riêng, nhân dân các dân tộc và khách du lịch nói chung.