Hồi ký "Nơi ấy là chiến trường” với những trang viết giản dị và súc tích nhưng lại cho người đọc thấy toàn bộ sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần dâng hiến cho Tổ quốc của những người lính.

Ngày 21/4, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã ra mắt cuốn nhật ký và ghi chép của ông trong những ngày tháng đi B: "Nơi ấy là chiến trường”.

Như biết bao thanh niên thời đó, tác giả Phạm Quang Nghị đã tình nguyện tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khi còn rất trẻ. Ông vừa cầm súng, vừa cầm bút ghi lại những câu chuyện, những suy nghĩ và cảm xúc của mình về gia đình, về đồng đội và về cuộc chiến tranh.


Bìa cuốn sách "Nơi ấy là chiến trường”

Với hơn 500 trang, "Nơi ấy là chiến trường” được tác giả Phạm Quang Nghị chia làm 8 phần lớn như: "Vượt Trường Sơn”, "Ở R”, "Về miền Đông”, "Nhịp sống đồng bằng”, "Người vùng ven”, "Tây Ninh ngày ấy”, "Gặp gỡ Sài Gòn”, "Ngày trở về”. Bên cạnh đó còn có các phần "Phát biểu trước ngày lên đường đi B”, "Lời kết”, cùng một số nhận định, cảm nhận của các nhà văn, nhà báo. Phần cuối của cuốn sách là một số hình ảnh và tư liệu về những ngày tác giả Phạm Quang Nghị ở chiến trường.

Cuốn sách là những câu chuyện, những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả về gia đình, đồng đội và về cuộc chiến tranh. Những trang viết giản dị và súc tích nhưng lại cho người đọc thấy được toàn bộ sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần dâng hiến cho Tổ quốc của những người lính. Vốn là một người lính đi vào mặt trận, những trang viết của ông dù thuộc thể loại nhật ký hay ghi chép nhưng lại thực sự là những áng văn được viết từ trong lửa đạn và sự hy sinh với cách hành văn giản dị, cách chọn lọc chi tiết sống động, hình ảnh mang tính biểu tượng và chứa đựng nhiều thông điệp. Cuốn sách vừa mang tính xác thực như những tư liệu về một giai đoạn lịch sử oanh liệt của đất nước, vừa tạo nên cảm xúc và ấn tượng của một tác phẩm văn học cho người đọc.

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã kết thúc gần nửa thế kỷ, nhưng những trang viết của "Nơi ấy là chiến trường" vẫn còn nguyên giá trị, chứa đựng những bài học sâu sắc cho lẽ sống của con người đối với Tổ quốc mình, không chỉ trong chiến tranh mà cả trong công cuộc xây dựng đất nước. Bởi thế, những câu chuyện rất thực, rất riêng tư của một người lính ngày ấy lại chính là câu chuyện của một dân tộc./.

                                                                                        Theo báo Đảng Cộng Sản

Các tin khác


Kết tinh giá trị văn hóa cộng đồng

Năm ngoái, tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) diễn ra Lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết Té nước (Bun huột nặm) của dân tộc Lào. Và hôm nay, thêm một lần Tết Té nước được tổ chức trong niềm hân hoan của cộng đồng người Lào bản Na Sang 1 nói riêng, nhân dân các dân tộc và khách du lịch nói chung.

Huyện Yên Thủy: Nhiều khu dân cư mong mỏi có nhà văn hóa

(HBĐT) - Tình trạng không có nhà văn hóa hoặc có nhà văn hóa nhưng xuống cấp đã diễn ra nhiều năm tại một số xã của huyện Yên Thủy. Hiện nay, toàn huyện chỉ có 6/13 xã, thị trấn có nhà văn hóa cấp xã và 128/155 xóm có nhà văn hóa. Thiếu nhà văn hóa đã ảnh hưởng lớn tới việc sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương.

UNESCO thông qua hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An

Ngày 16/4, UNESCO thông qua danh sách hồ sơ để nghị UNESCO ra nghị quyết kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất do các quốc gia đề cử; trong đó có kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu văn An.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 16/4, tại trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở GD&ĐT và UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. 

Giao lưu văn nghệ kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Tối 15/4, tại Nhà văn hóa trung tâm huyện, UBND huyện Kim Bôi đã phối hợp với Đoàn nghệ thuật tỉnh Hòa Bình tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện (17/4/1959 - 17/4/2019).

Hội té nước - nét văn hóa đậm chất nhân văn của người Lào

Phong tục té nước nhằm gột rửa mọi suy nghĩ xấu xa, gột rửa bệnh tật và những điều không may mắn trong năm cũ, đồng thời là lời chúc một Năm mới với tâm hồn trong sáng luôn may mắn và hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục