Cục Di sản văn hóa đã có văn bản số 271/DSVH-DT gửi các Bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; các Ban quản lý di tích - danh lam thắng cảnh; các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.



Ảnh minh họa
Theo đó, Cục Di sản văn hóa đề nghị các cơ quan, đơn vị nói trên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Cụ thể: Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 trong tình hình mới. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp chung về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đồng thời, căn cứ thực tế tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để cung cấp sinh phẩm vệ sinh khử khuẩn, bố trí chỗ rửa tay thuận tiện bằng nước sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn cho khách tham quan theo đúng quy định của ngành y tế; có biện pháp giám sát và nhắc nhở người sử dụng, đảm bảo có đủ các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Viên chức, người lao động, khách tham quan phải đeo khẩu trang; thực hiện kiểm tra thân nhiệt khách tham quan trước khi vào bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt các khu vực trưng bày, khu làm việc và dịch vụ theo đúng quy định của ngành y tế. Đảm bảo mức độ thông thoáng tại khu vực tham quan, trưng bày, bán vé, dịch vụ, thờ cúng. Tổ chức phân luồng, đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan, bảo đảm giãn cách an toàn khi tiếp xúc.

Căn cứ vào khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, thực hiện truyền thông, khuyến cáo các giải pháp cho khách tham quan và viên chức, người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các panô, bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân và du khách tại các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).

Cục Di sản văn hóa cũng đề nghị các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an ninh, an toàn cho du khách và kịp thời tổ chức đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh, đề xuất các giải pháp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của địa phương.

                              Theo BaoChinhphu

Các tin khác


Toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh 

(HBĐT) - Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 41 di tích quốc gia. Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội năm 2020.

Giữ bản sắc văn hóa trong trang phục phụ nữ Mường Thàng

(HBĐT) - Đến với xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), du khách vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Mường trong trang phục váy áo của dân tộc mình. Với váy cuốn và áo cóm đúng kiểu xưa, các mẹ, các chị vận trang phục mang đậm bản sắc không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trong lao động, sản xuất.

Sự thật là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh trong 10 năm làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (1965-1975) đã dấn thân vào nhiều điểm nóng như chiến trường máu lửa Quảng Đà, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Ông chia sẻ: Vào những ngày này ký ức về đêm pháo hoa lung linh trên bầu trời Dinh Độc Lập 45 năm trước lại ùa về...

Bảo tàng tỉnh - nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh không chỉ là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, mà còn là nơi trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, lịch sử để người dân đến thăm quan, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu.

Xã Kim Bôi: Tự hào truyền thống, tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Những ngày tháng Tư, trở lại Kim Bôi - xã anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, tìm về lịch sử, cảm nhận niềm tự hào của Nhân dân, lực lượng vũ trang xã.

Mất trộm cổ vật ở di tích: Chuyện cũ vẫn mới

Đầu năm nay, tình trạng mất cắp cổ vật liên tục xảy ra ở các di tích thuộc huyện Thanh Oai (Hà Nội) lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động, khi vẫn còn rất nhiều hiện vật quý, có giá trị cao về lịch sử, mỹ thuật… vẫn còn nằm trong các di tích đình, chùa, miếu… mà chưa được quan tâm bảo vệ, bảo quản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục