Sáng 7-5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ Phật đản, kính mừng "ngày đẹp nhất trần gian" - Đức Phật đản sinh, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.



Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - được ủy quyền đọc thông điệp của Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Không rước xe hoa rộn ràng đường phố Hà Nội như mọi năm, lễ Phật đản năm nay chỉ làm gói gọn tại hội trường của chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - với số lượng đại biểu tham dự hạn chế từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ và một số Phật tử…

Các nghi thức cũng được tổ chức giản tiện, trang trọng. Sau thông điệp của Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và diễn văn Phật đản của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - là phần tụng kinh và nghi lễ tắm Phật.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - không thể dự đại lễ. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - được ủy quyền đọc thông điệp của Đức pháp chủ.

Thông điệp nhắc đến cuộc khủng hoảng sâu sắc của toàn thế giới trước đại dịch COVID-19, và nhắn nhủ "nhân loại phải thức tỉnh", phải "trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội".

Lễ Phật đản được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoài lễ Phật đản tại hội trường dành cho các đại biểu, chùa Quán Sứ cũng tổ chức nghi lễ tắm Phật kính mừng Phật đản tại gian tam bảo của chùa, cho Phật tử tham gia. Từ sáng sớm, dòng người đã xếp hàng trật tự để vào chùa hành lễ và tắm Phật.


                                    Theo Tuoitre

Các tin khác


Yêu cầu du khách đeo khẩu trang trước khi vào bảo tàng, di tích

Cục Di sản Văn hóa đề nghị ban quản lý các bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt các khu vực trưng bày, đảm bảo mức độ thông thoáng tại khu vực tham quan.

Khởi công Dự án bảo tồn bãi cọc Bạch Đằng

Ngày 3/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công xây dựng đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh 

(HBĐT) - Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 41 di tích quốc gia. Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội năm 2020.

Giữ bản sắc văn hóa trong trang phục phụ nữ Mường Thàng

(HBĐT) - Đến với xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), du khách vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Mường trong trang phục váy áo của dân tộc mình. Với váy cuốn và áo cóm đúng kiểu xưa, các mẹ, các chị vận trang phục mang đậm bản sắc không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trong lao động, sản xuất.

Sự thật là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh trong 10 năm làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (1965-1975) đã dấn thân vào nhiều điểm nóng như chiến trường máu lửa Quảng Đà, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Ông chia sẻ: Vào những ngày này ký ức về đêm pháo hoa lung linh trên bầu trời Dinh Độc Lập 45 năm trước lại ùa về...

Bảo tàng tỉnh - nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh không chỉ là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, mà còn là nơi trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, lịch sử để người dân đến thăm quan, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục