(HBĐT)-Nhân kỷ niệm 25 năm ký kết "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và LB Nga” (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-LB Nga (30-1-1950 / 30-1-2020), Báo Quân đội nhân dân chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại/ Bộ Quốc phòng, Cục Tuyên huấn và các cơ quan tổ chức Cuộc thi báo chí viết về chủ đề "Nước Nga trong trái tim tôi” năm 2020.
Cuộc thi nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn, hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo hai nước, hai quân đội trong xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; góp phần giữ gìn và phát huy lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân và quân đội Việt Nam và Liên bang (LB) Nga.
Đối tượng dự thi: Các nhà báo chuyên nghiệp, thông tin viên, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài quân đội.
Nội dung: Những kỷ niệm sâu sắc về nước Nga, nhân dân Nga, tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống, sự giúp đỡ nhiều mặt của nhân dân Liên Xô và nhân dân Nga đối với cách mạng Việt Nam ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo hai nước, hai quân đội trong xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng. Cảm nghĩ về đất nước, con người, văn hóa Xô Viết trước đây và Nga ngày nay, mối quan hệ lịch sử với đất nước, nhân dân Việt Nam. Những câu chuyện xúc động về tình cảm mà các thế hệ người dân Liên Xô và người Nga đã dành cho con người, đất nước Việt Nam trong quá khứ, đặc biệt là tình cảm thầy trò Xô-Việt, Nga-Việt và những biểu hiện sinh động, đẹp đẽ về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Sự trân trọng, biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với tình cảm, sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Yêu cầu tác phẩm dự thi: Bảo đảm tính chính xác, tính thuyết phục.Các vấn đề nêu trong bài viết phải là người thật, việc thật, có địa chỉ rõ ràng. Các tác phẩm chuyên luận nếu có trích dẫn cần rõ nguồn, bảo đảm trung thực.
Thể loại báo chí: Phản ánh, ghi chép, phóng sự, chuyên luận. Tác phẩm dự thi có thể là một bài, hoặc một loạt bài (không quá 5 bài) có chung đề tài, thể loại báo chí. Mỗi bài không quá 2.000 chữ. Các tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, ghi chép, phản ánh, chân dung điển hình, người tốt, việc tốt phải có ảnh minh họa.
Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày 1-5-2020 đến hết ngày 30-11-2020 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).
Thời gian tổng kết, trao giải: Tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-2020).
Cơ cấu giải thưởng với nhiều giải có giá trị, gồm 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích. Mỗi tác giả có thể gửi bài dự thi với số lượng không giới hạn.
Cách thức gửi bài dự thi:
- Gửi qua đường bưu điện: Theo địa chỉ Báo Quân đội nhân dân, số 7, Phan Đình Phùng, Hà Nội (trên tác phẩm dự thi và ngoài bì thư ghi rõ "Tác phẩm báo chí dự thi viết về chủ đề "Nước Nga trong trái tim tôi” năm 2020).
- Gửi thư điện tử vào một trong các địa chỉ sau: thoisuquoctebqd@gmail.com; tktshanoi@gmail.com; dientubqd@gmail.com.
3. Các tác phẩm dự thi có chất lượng sẽ được lựa chọn, đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân (Báo Quân đội nhân dân hằng ngày, Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần, Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, Báo Quân đội nhân dân điện tử).
Các tác phẩm được đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân được trả nhuận bút theo chế độ hiện hành.
Các tác phẩm dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, không có tranh chấp bản quyền, chưa đăng tải trên các ấn phẩm của các cơ quan báo chí khác.
Thông tin về tác giả cần ghi rõ họ và tên, bút danh (nếu có), địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ.
Ban tổ chức không hoàn trả bản thảo dự thi của tác giả.
PV(tổng hợp)
Trong nhiều ca khúc bất tử hát về tinh thần chiến đấu bất khuất ngoan cường trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, Chiến thắng Điện Biên là khúc ca xuyên thế kỷ.
Cục Di sản Văn hóa đề nghị ban quản lý các bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt các khu vực trưng bày, đảm bảo mức độ thông thoáng tại khu vực tham quan.
Ngày 3/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công xây dựng đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
(HBĐT) - Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 41 di tích quốc gia. Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội năm 2020.
(HBĐT) - Đến với xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), du khách vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Mường trong trang phục váy áo của dân tộc mình. Với váy cuốn và áo cóm đúng kiểu xưa, các mẹ, các chị vận trang phục mang đậm bản sắc không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trong lao động, sản xuất.
Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh trong 10 năm làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (1965-1975) đã dấn thân vào nhiều điểm nóng như chiến trường máu lửa Quảng Đà, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Ông chia sẻ: Vào những ngày này ký ức về đêm pháo hoa lung linh trên bầu trời Dinh Độc Lập 45 năm trước lại ùa về...