Tái hiện hành trình lịch sử qua những năm tháng chiến tranh và niềm vui trong ngày toàn thắng 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước qua những tác phẩm ca múa nhạc, chương trình nghệ thuật "Ra khơi” do Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội dàn dựng sẽ chính thức biểu diễn phát sóng tối 29-4.
Chương trình nghệ thuật "Ra khơi” được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước và 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với sự tham gia của ban cố vấn uy tín là GS, TS, Thiếu tướng Đặng Trí Dũng, Giám đốc Học viện Khoa học quân sự và GS, TS, Đại tá Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương, chương trình được dàn dựng công phu, có chất lượng cao về tư tưởng, nghệ thuật, bao gồm ba phần nội dung: Ra khơi, Khát vọng và Biển sóng.
Mở đầu với tác phẩm hòa tấu "Ra khơi” (dân ca Nam Bộ), "Đất nước bên bờ sóng” (sáng tác của nhạc sĩ Thái Văn Hóa), "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” (Trần Kiết Tường), "Màu hoa đỏ” (Thuận Yến) và màn múa "Quê hương” (biên đạo NSND Vương Linh - Đặng Hùng, âm nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân)..., phần một của chương trình đưa người xem trở về không khí của những ngày cả nước "vỡ òa” trong niềm vui chiến thắng cách đây 46 năm, sau hành trình hơn 20 năm chiến đấu, hy sinh quên mình của cả dân tộc, giang sơn thu về một mối.
Hàng triệu người khoác tay nhau hát vang giữa đường phố, làng quê ba miền "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” (Phạm Tuyên) và "Nối vòng tay lớn” (Trịnh Công Sơn). Âm nhạc giúp dâng trào cảm xúc và cả phút lắng sâu để trân trọng và nhớ mãi về những tháng năm đã qua, về những hy sinh, mất mát của cuộc chiến khốc liệt, về những người mẹ, người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống để có được ngày chiến thắng.
Tổ quốc sau ngày toàn thắng, đã mang trọn vẹn dáng hình như ngàn đời cha ông để lại, hiên ngang đứng vững giữa biển Đông mênh mang, đẹp vô chừng. Khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc và lời thề thống nhất trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành hiện thực. Để rồi, những người lính Cụ Hồ và toàn dân lại tiếp tục cuộc hành trình quả cảm bảo vệ vững chắc đất trời và chủ quyền lãnh thổ trước các thế lực ngoại xâm vẫn lăm le ngoài bờ cõi.
Đó cũng là nội dung nối tiếp của phần hai với những bài ca về biển đảo quê hương: "Sức sống Trường Sa” (Nguyễn Hồng Sơn), "Chút thư tình của người lính biển” (Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa), "Nơi gặp gỡ tình yêu” (Hoàng Hiệp), "Khát vọng” (Phạm Minh Tuấn, thơ Đặng Việt Lợi)...
Phần ba của chương trình thể hiện sự tiếp bước tự hào của các thế hệ hôm nay, vững vàng nơi bờ sóng, thực hiện ước vọng bảo vệ và xây dựng một Việt Nam hùng cường, cho dù phía trước vẫn còn bão giông, thách thức qua các nhạc phẩm: "Biển sóng” (Trịnh Minh Hiền), "Nơi này tình yêu tôi” (Nguyễn Cường), "Khải hoàn ca” (Duy Phong), "Bay qua biển Đông” (Lê Việt Khánh), "Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà)...
Những lời ca, giai điệu âm nhạc đã thật sự đưa "Ra khơi” vút cao, sục sôi nhiệt huyết và khát vọng vươn lên của cả dân tộc dựa trên điểm tựa vững vàng của truyền thống lịch sử, của tình yêu đất nước, cội nguồn sức mạnh của mỗi người dân Việt.
Chương trình có sự tham gia của NSƯT Linh Nga, violin Trịnh Minh Hiền, saxophone Hồng Kiên, cello Hà Miên, ban nhạc Biển Đông, nhóm Acoustic và các ca sĩ: Vũ Thắng Lợi, Viết Danh, Hồng Ngọc, Thu Thủy...
Theo Báo Nhân Dân
Chỉ là câu chuyện ngoài chính sử, không quá đi sâu vào tình tiết, ngắn gọn trong lời thoại, ấn tượng trong thiết kế, vở Làm vua của Sân khấu Lệ Ngọc mới công diễn đã lôi cuốn khán giả.
(HBĐT) - Hoạt động trở lại sau một khoảng thời gian tạm dừng để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, "Phiên chợ vùng cao Mai Châu" - một trong những sản phẩm du lịch độc đáo hứa hẹn tiếp tục mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, những khám phá mới mẻ về cuộc sống, con người cùng những sắc màu văn hóa đặc trưng của vùng cao Tây Bắc.
(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều cách làm khác nhau, xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Qua đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
(HBĐT) - Những bậc đá rêu phong phủ được che yên bình bởi tán cây xanh mát dẫn bước chân chúng tôi lên đến chùa Hang. Sau một thời gian tôn tạo, chùa Hang, xã Yên Trị (Yên Thủy) vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo của "ngôi chùa trong hang” nhưng đồng thời cũng có cảnh quan khang trang, đẹp mắt.
Sáng 21/4 (nhằm ngày 10/3 âm lịch) tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng - Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, hàng ngàn người dân đã đến dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
(HBĐT) - "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca ấy như một lời thề trong sâu thẳm mỗi trái tim con dân đất Việt; ẩn chứa cả một thế giới tâm linh sâu nặng nghĩa tình. Nguồn mạch của sức mạnh được bắt đầu từ những truyền thuyết lịch sử rất xa xưa; là mối tình đặc biệt của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, sinh ra một trăm người con… 50 người con theo cha xuống biển, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, 49 người con theo mẹ lên núi, khai sơn phá thạch phát triển kinh tế và giống nòi. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu xưng Vương lấy quốc hiệu Văn Lang từ thủa đó…