Văn hóa có vai trò quan trọng với tư cách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia gồm nhiều yếu tố, mà yếu tố quyết định là văn hóa, được thể hiện qua năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người ở quốc gia đó. Văn hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Vậy nên, trong xã hội hiện đại, các yếu tố nền tảng của văn hóa, nếu được khai thác, phát huy sẽ trở thành một động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế.


Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. (Trong ảnh: Lễ hội đền Sóc).
 

Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là việc: "Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội”.

Đó cũng chính là một phần quan trọng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - quá trình "kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất”. Phát triển kinh tế gắn với văn hóa phải vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập thế giới và toàn cầu hóa là cơ hội để văn hóa Việt Nam phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhưng mặt khác, chúng ta đang chịu tác động của một số yếu tố tiêu cực từ toàn cầu hóa có khả năng cổ súy cho lối sống tiêu thụ thực dụng, làm tha hóa nhân cách, rối loạn một số giá trị xã hội, làm cho một số hoạt động văn hóa và quan hệ xã hội có nguy cơ bị thương mại hóa.

Đặc biệt, chúng ta đã chứng kiến những hậu quả của việc phát triển kinh tế mà bỏ qua hoặc xem nhẹ yếu tố văn hóa. Quy hoạch và phát triển tràn lan các nhà máy thủy điện nhỏ ở nhiều nơi, chỉ vì mục tiêu tăng sản lượng điện, nhưng không tính tới và chưa có giải pháp bảo đảm đầy đủ lợi ích của người dân trong vùng liên quan, không quan tâm môi trường sinh thái, bảo vệ rừng…, đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Do ứng xử thiếu khoa học dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,... ở nhiều vùng của nước ta đang ở mức báo động. Đây chính là hậu quả của sự thiếu hụt kiến thức về văn hóa môi trường, văn hóa sinh thái. Văn hóa chưa thấm vào tư duy của những người làm chính sách, xây dựng kế hoạch, lập quy hoạch và chưa được các cơ quan tham mưu quan tâm đúng mức. 

Để đạt được yêu cầu tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế hài hòa với sự phát triển của văn hóa, trực tiếp nhất là văn hóa sinh thái, đạo đức, xã hội, cần có quyết sách chiến lược, những cơ chế cụ thể để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh phát triển đất nước. Phải làm sao để văn hóa phải trở thành bản chất nội tại, là yếu tố tự thân của nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, yếu tố văn hóa thể hiện ở chất lượng sản phẩm, sự ứng xử chuyên nghiệp với khách hàng, đối tác và doanh nghiệp khác, quan tâm đầy đủ đời sống của người lao động, có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường, với đất nước. Đối với doanh nhân, đó là sự tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, trình độ về mọi mặt để đủ tài, đủ đức dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững, vươn ra thị trường thế giới...

 

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Cấp thẻ thư viện miễn phí cho thiếu nhi

(HBĐT) - Thư viện tỉnh ban hành Thông báo số 51/TB-TVT, ngày 10/6/2021 về việc cấp thẻ thư viện miễn phí năm 2021.

Giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc ở xã Mường Chiềng

(HBĐT) - Dù gặt lúa dưới ruộng, trồng ngô trên nương hay hái rau, lấy lá thuốc trên rừng, đi chợ mỗi buổi phiên, phụ nữ Tày ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đều vận bộ trang phục của dân tộc mình như thói quen, niềm tự hào và trên hết thảy là sự trân quý, nâng niu nét đẹp văn hóa.

Văn hóa ứng xử - nhìn từ nhóm zalo, facebook

(HBĐT) - Điều không thể phủ nhận là việc lập các group (nhóm) zalo, facebook… mang lại nhiều tiện ích trong kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng, trao đổi thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí. Thế nhưng, những phiền toái mà các group zalo, facebook đem lại cũng không hề nhỏ và được bắt nguồn từ sự thiếu ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia nhóm.

Phổ biến rộng rãi phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du"

Sau hơn 2 năm sản xuất, bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức hoàn thành và được cấp phép phổ biến rộng rãi.

Phát động cuộc thi ảnh "Đất nước nhìn từ biển"

Tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Viện Truyền thông và Phát triển nhân lực (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm và phát động cuộc thi ảnh với chủ đề "Đất nước nhìn từ biển".

Huyện Đà Bắc: Nhân rộng mô hình dòng họ tự quản Xa Sình vi quản

(HBĐT) - Theo ông Xa Văn Tiến, trưởng dòng họ Xa Sình vi quản ở các xã vùng cao Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Chum (Đà Bắc), dòng họ Xa Sình vi quản có 614 hộ, 2.237 nhân khẩu, là dòng họ chiếm đa số so với dân tộc Tày của 3 xã. Ngoài ra, còn có 1 chi lẻ với 40 hộ sinh sống ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trước đây, do điều kiện chiến tranh thất lạc, dòng họ chưa có dịp tìm lại gia phả. Anh em gần, xa chỉ mới tổ chức gặp mặt cách đây ít năm ôn lại lịch sử dòng họ để mọi người nắm được nguồn gốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục