(HBĐT) - Dù gặt lúa dưới ruộng, trồng ngô trên nương hay hái rau, lấy lá thuốc trên rừng, đi chợ mỗi buổi phiên, phụ nữ Tày ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đều vận bộ trang phục của dân tộc mình như thói quen, niềm tự hào và trên hết thảy là sự trân quý, nâng niu nét đẹp văn hóa.
Phụ nữ xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) mặc trang phục truyền thống dân tộc Tày trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Theo đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng, là trung tâm vùng cao của huyện, trên địa bàn xã có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm Tày, Mường, Kinh, trong đó, dân tộc Tày chiếm số đông. Nếu như đàn ông Tày thường chỉ mặc trang phục khi nhà có việc hoặc dịp lễ hội thì các bà, các mẹ, các chị lại rất yêu thích và sử dụng trang phục hàng ngày. Trang phục của phụ nữ Tày có đặc điểm là áo ngắn tay may chật, cổ áo tròn, xẻ ngực từ cổ áo xuống đến cạp váy với hàng khuy bạc hình đôi bướm hoặc đôi ve sầu. Áo thường dùng chất liệu vải mỏng, bố trí khuy lẻ (5-7-9 khuy). Đi kèm với áo là chiếc yếm có đính hạt kim sa phía trên cổ. Về chân váy thường có màu đen tuyền hoặc xanh chàm, gồm 2 loại váy cạp thêu hoặc váy cạp hoa chim. Đi kèm với váy, áo, trang phục của phụ nữ Tày có thêm chiếc khăn piêu đội đầu thể hiện đặc trưng văn hóa. Tô điểm cho trang phục còn có dây lưng lụa và một vài món đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẫn bạc...
Bên cạnh đó, nhiều phong tục, tập quán đẹp của bà con vẫn được phát huy, gìn giữ. Một số hạn chế, hủ tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ. Đơn cử như trước đây, các gia đình phía nhà gái thường thách cưới cao, nhất là phần lễ vật phải có 5-7 đùi lợn. Tuy nhiên, thực hiện nếp sống văn hóa mới, các thủ tục nặng nề, rườm rà đã giảm nhiều. Ngoài ra, tại một số xóm như Tuổng Đồi, Tuổng Bái, Đầm Phế, bà con dân tộc Mường còn giữ thủ tục ma chay kéo dài 3 ngày. Hiện nay, địa phương đang xây dựng, bổ sung vào quy ước, hương ước để rút ngắn thời gian ma chay.
Năm 2017, lễ hội tiêu biểu nhất của người Tày huyện Đà Bắc là lễ hội cầu Mường được quan tâm, phục dựng. Đây là lễ hội có từ khi các dòng họ của người Tày bắt đầu về sinh sống và khai phá đất Mường Xồng, tức Mường Chiềng ngày nay để lập nghiệp. Tổ chức vào dịp đầu năm, lễ hội nhằm tưởng nhớ tổ tiên, thành hoàng các họ mạc đã có công sức khai phá, tạo dựng lên bản, lên Mường, đồng thời, tỏ niềm tôn kính với thần đất, thần nước, thần rừng đã ưu ái tạo mưa thuận, gió hoà cho người dân bản Mường có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đặc biệt, lễ hội cầu Mường còn tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn của các dòng họ đang sinh sống trên đất Mường Chiềng. Từ đó đến nay, ngoại trừ thời điểm phải thực hiện nghiêm biện pháp tránh tập trung đông người để phòng, chống dịch Covid-19, lễ hội duy trì hàng năm tổ chức quy mô nhỏ trong xã, định kỳ 3 năm/lần tổ chức quy mô lớn phạm vi liên xã vùng cao.
Trong cộng đồng người Tày ở địa phương còn giữ gìn, bảo tồn lễ cơm mới vào tháng 10 âm lịch. Lễ này có ý nghĩa tạ tổ tiên đã cho một vụ mùa bội thu và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ trong mùa vụ tới. Đối với lễ cơm mới, các gia đình người Tày rất coi trọng. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, ai có điều kiện thì làm to, không có điều kiện thì làm nhỏ nhưng nhất định phải giữ. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc học chữ Tày trong cộng đồng được quan tâm. Với thầy giáo là người của địa phương, Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức mở hàng chục lớp học chữ Tày cho khoảng 300 người theo học.
Cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã thực hiện tốt các hương ước, quy ước của khu dân cư. Việc cưới, việc tang, lễ hội tổ chức theo xu hướng mới, văn minh, tiến bộ với nhiều xóm điển hình như: Nà Mười, Chum Nưa, Chiềng Cang, Bản Hạ, Kế...
Bùi Minh
Chiều 7/6, UBND thành phố Cần Thơ quyết định dừng tổ chức Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” năm 2021 - Hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam 9/7. Đồng thời, Văn phòng UBND thành phố cũng tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ về việc không tổ chức Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền - Cần Thơ lần thứ IX năm 2021.
Không đơn thuần chỉ là cuộc trưng bày những tài liệu, hiện vật như thông thường, Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) còn là những câu chuyện cảm động về những tập thể, cá nhân đã vượt lên hoàn cảnh, số phận để dám nghĩ, dám làm, không ngừng cố gắng vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Cả dãy phố này luôn đánh giá "bà xã” anh là người năng động, nhanh nhạy, thức thời và cũng… hay thạo chuyện. Bà cập nhật nhanh tình hình trong nước, trong tỉnh, nhất là mấy vụ đánh ghen. Clips "8 phút” đâu đó trên mạng, hay các chuyện đầu làng, cuối phố từ nguồn quán nước vỉa hè đều được bà nhìn nhận từ mọi góc cạnh. Hôm nay, bà vừa từ ngoài phố về, gương mặt thật nghiêm trọng, thì thầm vào tai anh:
(HBĐT) - Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) đang dần bị mai một.
Vòng chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV, năm 2020 đã khai mạc ngày 2/6, tại Hà Nội.
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng như đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ tại Điện Thái Hòa, thuộc Đại nội Huế, thành phố Huế.