Hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh đã, đang tập trung xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh trong thời đại công nghệ số.
Bến Nhà Rồng, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh - nơi diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm về Bác.
Thành phố xác định phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng xây dựng môi trường văn hóa có tính nhân văn sâu sắc. Ðặc biệt, thành phố phải hình thành được Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Trong buổi làm việc giữa Bộ Chính trị với TP Hồ Chí Minh chuẩn bị cho Ðại hội đại biểu Ðảng bộ thành phố lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: TP Hồ Chí Minh cần phát triển xứng đáng với niềm vinh dự là địa phương duy nhất của cả nước được mang tên của Người. Ðảng bộ thành phố phải suy nghĩ làm sao để tên gọi trở thành động lực phát triển của thành phố, trở thành thuộc tính văn hóa của thành phố. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm vào từng người dân, trở thành một đặc thù của công dân TP Hồ Chí Minh.
Từ niềm mong mỏi của đồng chí Tổng Bí thư cũng như người dân cả nước, Ðảng bộ TP Hồ Chí Minh quyết tâm biến di sản của Người, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành tài sản của cán bộ và nhân dân, thể hiện trong phong cách lãnh đạo, trong lao động, học tập… Nhằm hiện thực mục tiêu ấy, Ðảng bộ TP Hồ Chí Minh đưa vào Nghị quyết Ðại hội đại biểu lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020 - 2025 một nội dung quan trọng, đó là: Hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Ðây là điểm mới nổi bật trong văn kiện Ðại hội đại biểu Ðảng bộ thành phố. Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, thành phố phải xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh để mỗi người khi đến thành phố này đều cảm nhận được đặc tính riêng, độc đáo của thành phố mang tên Bác.
Là người luôn trăn trở với sự phát triển của thành phố, đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HÐND thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ là việc quy hoạch và phát triển các công trình văn hóa, các thiết chế văn hóa mà còn là xây dựng những chương trình nghệ thuật phong phú, đặc sắc, gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Người. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở những nơi Bác đi qua, dừng chân ở thành phố này mà sẽ được quy hoạch, xây dựng thêm những công trình gắn với hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác, gắn với di sản Hồ Chí Minh, hiện thân của những giá trị văn hóa, nhân văn mang tầm thời đại.
Theo đồng chí Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, thành phố sẽ có đề án riêng về xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn với chiến lược phát triển văn hóa thành phố đến năm 2035. Ngành văn hóa thành phố đang tham mưu phương án triển khai xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Ðức). Nơi đây sẽ hình thành các công trình như Nhà sàn Bác Hồ, Ao cá Bác Hồ, Vườn cây "Ðại đoàn kết"... Công trình khi hoàn thành có quy mô, tầm vóc đặc thù của một quảng trường trung tâm, với không gian đậm dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, chính trị của thành phố hơn 10 triệu dân mà còn với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Hồ Chí Minh tiếp tục ra đời, trở thành niềm tự hào của nhiều văn nghệ sĩ sống ở thành phố mang tên Bác. Những vở kịch, cải lương như "Dấu xưa", "Tổ quốc nơi cuối con đường", hay những ca khúc dạt dào tình cảm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng đến nhiều hơn, gần hơn với công chúng, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa cao đẹp.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là nơi tỏa sáng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; đồng thời thấm sâu vào tâm hồn người dân thành phố, tạo nguồn sức mạnh đặc thù của một thành phố được vinh dự mang tên Bác. Chính vì thế, ngoài chú trọng không gian văn hóa vật thể, thành phố cần nghiên cứu phát triển mạnh mẽ văn hóa phi vật thể, đó là phát huy vẻ đẹp truyền thống về đạo đức, nếp sống, phong tục, phong cách của người dân thành phố gắn với giá trị nhân văn của tinh thần học và làm theo Bác hiện nay. Với ý nghĩa đó, ThS Thạch Kim Hiếu, giảng viên Khoa Xây dựng Ðảng, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là sự phát triển những giá trị tinh thần với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn so với phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay. Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn thực hiện trong phạm vi hệ thống chính trị mà còn lan tỏa trên mọi địa bàn dân cư; không chỉ diễn ra trong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn trong con người thành phố nói chung nhằm xây dựng những giá trị nền tảng tinh thần cốt lõi gắn liền với quá trình phát triển chung của thành phố. Thực hiện điều đó, mỗi tổ chức cơ sở đảng phải thật sự là một Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thu nhỏ; mỗi cán bộ, đảng viên phải là hình ảnh cụ thể nhất, minh chứng cho sự truyền tải những giá trị văn hóa tốt đẹp. Ngoài những chuẩn mực chung của người cán bộ, đảng viên thì mỗi người trên cương vị công tác của mình, mỗi việc làm và hành động trong công việc và cuộc sống cũng phải tiêu biểu cho sự thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ như vậy việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh mới thực chất, có giá trị bền vững, mới trở thành sức mạnh nội sinh, tạo ra sự phát triển chung của thành phố.
Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh là vùng đất mới, không chỉ lưu giữ những vết tích của một thời cha ông đi mở cõi, mà đang từng bước tạo nên vẻ đẹp ấn tượng của một đô thị hiện đại. Quá trình phát triển đầy gian nan, thử thách ấy hình thành nên phẩm cách con người nơi đây, đó là sự kiên cường, năng động, sáng tạo, dám đi đầu, dám nghĩ, dám làm, nghĩa tình. Chính vì thế, trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, người dân ở thành phố mang tên Bác tiếp tục chắt lọc những giá trị văn hóa và không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Việc hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh sẽ bồi đắp thêm nữa cho mỗi người dân thành phố những giá trị đạo đức cao quý, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời đại mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hôm nay và mai sau.
Với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng bộ và nhân dân thành phố quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, từng bước xây dựng thành phố mang tên Bác phát triển hài hòa, đạt tầm vóc to lớn trong tương lai.
Theo Nhandan.com.vn
Tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Viện Truyền thông và Phát triển nhân lực (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm và phát động cuộc thi ảnh với chủ đề "Đất nước nhìn từ biển".
(HBĐT) - Theo ông Xa Văn Tiến, trưởng dòng họ Xa Sình vi quản ở các xã vùng cao Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Chum (Đà Bắc), dòng họ Xa Sình vi quản có 614 hộ, 2.237 nhân khẩu, là dòng họ chiếm đa số so với dân tộc Tày của 3 xã. Ngoài ra, còn có 1 chi lẻ với 40 hộ sinh sống ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Trước đây, do điều kiện chiến tranh thất lạc, dòng họ chưa có dịp tìm lại gia phả. Anh em gần, xa chỉ mới tổ chức gặp mặt cách đây ít năm ôn lại lịch sử dòng họ để mọi người nắm được nguồn gốc.
Chiều 7/6, UBND thành phố Cần Thơ quyết định dừng tổ chức Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” năm 2021 - Hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam 9/7. Đồng thời, Văn phòng UBND thành phố cũng tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ về việc không tổ chức Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền - Cần Thơ lần thứ IX năm 2021.
Không đơn thuần chỉ là cuộc trưng bày những tài liệu, hiện vật như thông thường, Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) còn là những câu chuyện cảm động về những tập thể, cá nhân đã vượt lên hoàn cảnh, số phận để dám nghĩ, dám làm, không ngừng cố gắng vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Cả dãy phố này luôn đánh giá "bà xã” anh là người năng động, nhanh nhạy, thức thời và cũng… hay thạo chuyện. Bà cập nhật nhanh tình hình trong nước, trong tỉnh, nhất là mấy vụ đánh ghen. Clips "8 phút” đâu đó trên mạng, hay các chuyện đầu làng, cuối phố từ nguồn quán nước vỉa hè đều được bà nhìn nhận từ mọi góc cạnh. Hôm nay, bà vừa từ ngoài phố về, gương mặt thật nghiêm trọng, thì thầm vào tai anh:
(HBĐT) - Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) đang dần bị mai một.