"Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” là chương trình lần đầu được tổ chức trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội từ 15 giờ đến 18 giờ (giờ Việt Nam) ngày 9/10, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.


Poster chương trình.

Chương trình do Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) chủ trì, phối hợp các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Thụy Sĩ, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Truyền thông Lê & Anh Em (Le Bros) tổ chức. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Thụy Sĩ, đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc nhưng không kém phần hiện đại tới công chúng tại Thụy Sĩ và châu Âu.

Chương trình "Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” bao gồm 5 phần chính: "Xin chào Thụy Sĩ! Xin chào châu Âu!”; "Văn hóa cội nguồn”; "Việt Nam diệu kỳ”; "Các thế hệ tương lai”; "Hẹn gặp tại Việt Nam”. Thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, những thước phim ấn tượng, khán giả sẽ không chỉ được giới thiệu về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong 50 năm qua, mà còn được tìm hiểu về cảnh đẹp đặc trưng, văn hóa, con người của hai nước. 

Theo dõi chương trình, khán giả có cơ hội giao lưu với các nghệ sĩ như Tùng Dương, Văn Mai Hương, Quang Đăng…, các vận động viên hàng đầu, lắng nghe trải nghiệm của họ về cảnh sắc thiên nhiên, những nét văn hóa, ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó là chia sẻ của các khách mời tiêu biểu như bà Nguyễn Thị Hiền, nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến… Qua hình thức trực tuyến, khán giả cũng có thể tương tác với chương trình để có những trải nghiệm chân thực và thú vị nhất.

Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, cho biết: "Việc lần đầu tiên tổ chức trực tuyến một chương trình lớn như "Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới là một điều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã dành trọn tâm huyết để chương trình có thể diễn ra một cách chân thực và sống động nhất. Đây là thời điểm phù hợp để chúng ta chuyển đi thông điệp mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác 50 năm Việt Nam - Thụy Sĩ, cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng tại Thụy Sĩ, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, cũng như công chúng châu Âu, hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, mới mẻ, mạnh mẽ và giàu sức sống”.

"Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” sẽ diễn ra tại ba điểm cầu: Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Khán giả có thể theo dõi trực tiếp chương trình trên nhiều nền tảng như Fanpage Ngày Việt Nam ở nước ngoài - Viet Nam Days abroad; kênh Youtube và Fanpage VTV4.

Nối tiếp "Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021”, "Ngày Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2021” sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay, nhằm góp phần thúc đẩy các cơ hội hợp tác song phương, đa phương trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

                          Theo Nhandan

Các tin khác


Huyện Mai châu: Giữ nét đẹp trang phục dân tộc

(HBĐT) - Ở các xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), bà con người Mông thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc. Trang phục nam giới gồm áo, thắt lưng, quần với màu sắc chủ yếu là màu đen. Nữ giới có khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp và đồ trang sức. Điều đặc biệt, đây đều là những sản phẩm có được từ thành quả lao động, do bàn tay các mẹ, các chị làm ra, từ lúc trồng nguyên liệu, chuốt từng sợi đay đến dệt nên tấm vải để may thành áo, váy, quần. Bà con rất yêu quý, tự hào khi mang vẻ đẹp trang phục cả trong lao động, sản xuất và dịp lễ hội.

Động Tiên Phi - “viên ngọc quý” bị lãng quên

(HBĐT) - Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi, thuộc tổ 7, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình), được phát hiện năm 1982. Nơi đây đã từng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, khám phá. Thế nhưng những năm gần đây, động Tiên Phi đang dần bị chìm vào quên lãng.

Đặc sắc các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Ở Hòa Bình, các lễ hội truyền thống đều mang tín ngưỡng dân gian sâu đậm. Vì vậy, hoạt động lễ hội thường có 2 phần tương đối độc lập và trình tự: Lễ và hội. Lễ hội cũng là dịp để để mọi người ôn lại lịch sử truyền thống văn hóa, hoặc các tục lệ nhiều đời của cộng đồng dân cư mà mình là thành viên...

Quan tâm xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở

(HBĐT) - Những năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao (VH-TT) trên địa bàn huyện Đà Bắc được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, cơ bản đáp ứng việc phục vụ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tác động tích cực đến đời sống xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trao giải cuộc thi viết về chủ đề “Gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” năm 2021

(HBĐT) - Ngày 22/9, Sở VH-TT&DL tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi viết về chủ đề "Gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” năm 2021.

Đảm bảo Tết Trung thu an toàn, ý nghĩa cho trẻ em

(HBĐT) - Tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em là hoạt động mang tính truyền thống và là phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức xã hội đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp, các hoạt động, sự kiện, chương trình vui Tết Trung thu không thể tổ chức như thông lệ hàng năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục