(HBĐT) - Ở các xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), bà con người Mông thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc. Trang phục nam giới gồm áo, thắt lưng, quần với màu sắc chủ yếu là màu đen. Nữ giới có khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp và đồ trang sức. Điều đặc biệt, đây đều là những sản phẩm có được từ thành quả lao động, do bàn tay các mẹ, các chị làm ra, từ lúc trồng nguyên liệu, chuốt từng sợi đay đến dệt nên tấm vải để may thành áo, váy, quần. Bà con rất yêu quý, tự hào khi mang vẻ đẹp trang phục cả trong lao động, sản xuất và dịp lễ hội.


Phụ nữ Thái Mai Châu trong trang phục dân tộc biểu diễn làn điệu khua luống đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình tại Hà Nội năm 2021.

Vài năm trở lại đây, Hang Kia, Pà Cò cũng trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc chính là sản phẩm du lịch độc đáo. Theo anh Phàng A Páo, một trong những người làm du lịch cộng đồng đầu tiên ở xã Pà Cò, trang phục là phần không thể thiếu, là bản sắc được nhiều du khách quan tâm nhất. Cảnh vật núi rừng sẽ thiếu đi hương sắc, chợ phiên sẽ bớt vẻ sinh động, đông vui, tiếng khèn, điệu múa Mông sẽ không rộn ràng nếu thiếu sắc màu trang phục truyền thống…

Nếu có dịp ghé thăm những bản làng du lịch cộng đồng của người Thái Mai Châu như bản Lác - xã Chiềng Châu; bản Văn, Pom Coọng - thị trấn Mai Châu; bản Nhót, Nà Phòn - xã Nà Phòn, hay bản Bước - xã Xăm Khòe, vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Thái trong trang phục dân tộc đón khách hay dịu dàng bên khung dệt là hình ảnh gây thương nhớ. Những bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Thái có đặc điểm gọn gàng, bó sát người, giúp khoe đường cong khỏe khoắn. Trang phục của nam giới Thái thường giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không cầu kỳ, sặc sỡ. Người Thái Mai Châu cũng dệt nên trang phục từ chất liệu thổ cẩm, có nhiều nét gần gũi, tương đồng với trang phục của dân tộc Mường, là minh chứng cho sự đoàn kết, giao thoa của 2 dân tộc.

Đồng chí Hà Minh Huân, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Hiện nay, đồng bào dân tộc Thái chiếm phần đa tổng dân số trên địa bàn. Những năm qua, Nhân dân các dân tộc đã nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có nét đẹp trang phục dân tộc Thái, Mông. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương về giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Hội đã phát động phong trào mặc trang phục truyền thống; khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, phụ nữ mặc trang phục dân tộc.

Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa trong các nhà trường, cơ quan, công sở, khuyến khích người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống. Liên đoàn Lao động huyện tổ chức phát động mặc trang phục truyền thống vào 1 ngày trong tuần tại các công sở, cơ quan, trường học. Hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại các xã mặc trang phục dân tộc khi bán hàng cho khách đến thăm quan, du lịch tại địa phương. Hội LHPN, nông dân vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ củng cố, xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm. Khuyến khích mặc trang phục trong các dịp lễ, Tết, kỷ niệm, tổ chức lễ hội, hội thi, văn nghệ, đón tiếp khách thăm quan, du lịch…

Theo đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng Phòng VH-TT huyện, cùng với việc phát động phong trào mặc trang phục truyền thống, bản sắc dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn được phát huy. Huyện đã phối hợp các địa phương tổ chức nhiều hoạt động lễ hội gắn với quảng bá du lịch, như lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái, mở "Phiên chợ vùng cao” vào Chủ nhật hàng tuần tại trung tâm huyện… Thông qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát triển trang phục truyền thống thành một sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết HĐND huyện về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


Bùi Minh


Các tin khác


Đảm bảo Tết Trung thu an toàn, ý nghĩa cho trẻ em

(HBĐT) - Tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em là hoạt động mang tính truyền thống và là phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức xã hội đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp, các hoạt động, sự kiện, chương trình vui Tết Trung thu không thể tổ chức như thông lệ hàng năm.

Triển lãm mỹ thuật online chủ đề “Sắc màu bình yên”

Sáng 20/9, Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm online, chủ đề "Sắc màu bình yên” với sự góp mặt của 63 nghệ sĩ là các họa sĩ, nhà điêu khắc cùng 103 tác phẩm tranh, tượng đặc sắc.

Cây thị xóm Mỏ

(HBĐT) - Đến Mai Châu, bên cạnh những địa danh nổi tiếng như bản Lác, Pom Coọng, bản Bước, thì cây thị xóm Mỏ (cây thị bản Bó), xã Chiềng Châu là một trong những điểm đến du khách không nên bỏ qua. Gần 1.000 năm qua, mặc cho bão táp mưa sa, cây thị vẫn ở đó, dang những tán lá rộng như chở che cho người dân nơi đây, như là chứng tích lịch sử lâu đời của vùng đất này. Ngày 18/10/2016, chính quyền và Nhân dân huyện Mai Châu đã tổ chức lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho cây thị gần 1.000 năm tuổi.

Triển lãm online phục vụ thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 16/9 cho biết: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm; Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Triển lãm "Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021” và "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ” từ ngày 20/9 -31/12 bằng hình thức online tại địa chỉ website http://ape.gov.vn; http://trienlamvhnt.vn.

Sức sống mãnh liệt của văn nghệ ở vùng tâm dịch lan tỏa tình yêu thương

Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục