Ngày 6/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022), tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Bái Đính.


Chùa Bái Đính thuộc Khu du lịch sinh thái Tràng An, là một quần thể chùa lớn có diện tích 539 ha. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN

Khai mạc lễ hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng hàng nghìn tăng ni, Phật tử thập phương tới dự.

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội thường niên nhằm ngày mùng 6 tháng Giêng. Đây là lần thứ tám lễ hội được tổ chức từ khi Quần thể Danh thắng Tràng An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Chùa Bái Đính từng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục được công nhận. Hiện chùa Bái Đính đang giữ nhiều kỷ lục của châu Á cũng như của khu vực. Hiện nay, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị ngôi chùa Bái Đính cổ, được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, tọa lạc ngay trong hang động núi Đính, là một danh lam nổi tiếng của đất trời Cố đô.

Mùa lễ hội năm nay, trong bối cảnh cả nước chung tay phòng, chống dịch COVID-19, Ban Tổ chức chỉ cử hành phần lễ, không tổ chức phần hội như mọi năm. Trong đó, các nghi lễ chính được tổ chức đầy đủ, trang trọng, từ lễ rước nước, rước bài kiệu đến nghi lễ dâng hương, dâng lục cúng, dâng hương bạch Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn đều được tổ chức trang trọng theo nghi lễ nhà Phật để cầu nguyện cho một năm quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đất nước phồn vinh, no ấm.

Lễ hội chùa Bái Đính được khai hội đầu Xuân và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Theo TTXVN

Các tin khác


Rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc Mông

(HBĐT) - Trong cái xe lạnh của những này cuối năm, những thiếu nữ dân tộc Mông e ấp trong những bộ váy thổ cẩm sắc màu rực rỡ, đung đưa theo nhịp bước xuống núi về chợ phiên ngày Tết. Những bộ váy áo cầu kỳ với nhiều màu sắc ẩn hiện trong những rừng mận, rừng mơ, xa xa dưới các chân đồi tạo nên một không gian tuyệt đẹp, đặc trưng của vùng cao, khiến ai đã gặp là mê mẩn không muốn rời.

Người Tày Đà Bắc - giữ nét bản sắc trong ngày Tết

(HBĐT) - Từ trước ngày 28 Tết, mọi công việc đồng áng của đồng bào Tày Đà Bắc tạm gác lại. Ai nấy đều hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho cái Tết đầm ấm sau một năm làm ăn bận rộn. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tày được nâng lên rất nhiều, những nét văn hóa truyền thống và hồn cốt của đồng bào dân tộc Tày được gìn giữ nguyên vẹn trong mỗi nếp nhà.

Kỳ bí hang động Hòa Bình

(HBĐT) - Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.

Rộn ràng Khai hạ bốn Mường

(HBĐT) - Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hoà mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.

Mừng tuổi - nét đẹp đầu năm mới 

(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân năm mới, cùng với những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, mừng tuổi hay còn gọi là "lì xì" đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tiền mừng tuổi thường được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ; trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục