(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân năm mới, cùng với những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, mừng tuổi hay còn gọi là "lì xì" đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tiền mừng tuổi thường được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ; trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.
Mừng tuổi từ lâu đã là một nét văn hóa của người Việt mỗi độ Tết đến Xuân về.
Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm, chị Nguyễn Thị Hương, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) lại đi đổi tiền mới và cẩn thận lựa chọn phong bao phù hợp để mừng tuổi. Giá trị vật chất có thể không nhiều song ẩn chứa trong đó là giá trị tinh thần và những ý nghĩa tốt đẹp. Chị Hương chia sẻ: Mừng tuổi cho cha mẹ, người lớn tuổi là chúc họ khỏe mạnh, sống lâu, viên mãn. Mừng tuổi con trẻ mong các con luôn mạnh khoẻ, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang. Hy vọng nét đẹp này được duy trì lâu dài như nét văn hoá truyền thống trong mỗi dịp tết Nguyên đán.
Tục mừng tuổi đầu xuân không biết đã du nhập vào nước ta và trở thành một mỹ tục từ bao giờ. Hàng năm, chuẩn bị đón xuân mọi người lại chuẩn bị tiền lẻ để mừng tuổi. Bắt đầu từ thời điểm giao thừa, gia đình, người thân quây quần, đoàn tụ, chúc tụng và mừng tuổi nhau. Đầu tiên là cháu con mừng tuổi ông bà, cha mẹ mong được sống lâu trăm tuổi. Sau đến ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại con cháu, mong con cháu chăm ngoan, học giỏi. Khi khách đến thăm hỏi vào những ngày Tết cũng không quên mừng tuổi cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm. Như vậy, đầu năm mới nhận tiền mừng tuổi là nhận tình yêu thương và lời chúc may mắn, hạnh phúc trong cả năm.
Theo tục lệ, phong bao lì xì mừng tuổi thường màu đỏ - một trong những màu cát tường, tượng trưng cho tài lộc - người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì, thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc. Ngày xưa, mừng tuổi chỉ là tiền hào, tiền xu mang tính chất tượng trưng, tiền càng lẻ càng tốt. Bởi quan niệm tiền lẻ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, làm ăn phát đạt trong năm mới. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, ở đâu đó tiền mừng tuổi không còn đơn thuần thay cho những lời chúc tốt đẹp đầu năm, mà còn ngầm chứa nhiều mục đích cá nhân. Từ một mỹ tục đẹp bị lợi dụng để trao đổi, hối lộ, buôn danh, bán lợi. Đáng buồn hơn, từ suy nghĩ thực dụng của người lớn đã thấm sang cả con trẻ, khiến chúng có sự so bì, người này mừng tuổi ít, người kia mừng tuổi nhiều... Dạy con trẻ hiểu ý nghĩa của việc nhận tiền mừng tuổi là việc làm thiết thực, giúp con biết quý trọng đồng tiền được làm ra từ sức lao động, biết trân trọng phong tục mừng tuổi đầu xuân có ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Hải Linh
(HBĐT) - Về huyện nông thôn mới (NTM) Lạc Thuỷ trong những ngày giáp Tết, đi trên con đường trải nhựa, bê tông sạch sẽ, những con đường hoa rực rỡ sắc màu cảm nhận không khí Tết ngập tràn, sắc xuân hiển hiện khắp đường làng, ngõ xóm. Niềm vui đón Xuân Nhâm Dần 2022 thêm phấn khởi, rộn ràng.
(HBĐT) - Những ngày này trời hửng nắng trong rét ngọt, ra ngoài chỉ cần khoác thêm chiếc áo len mỏng là đủ ấm, nhưng vào trong nhà vẫn cảm giác lành lạnh. Mấy ông bạn hưu trí vẫn lóc cóc tới phòng khám Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ nhận thuốc trị bệnh mãn tính.
(HBĐT) - Xứ Mường ngày Tết có những điều đặc biệt bởi những nét văn hóa riêng, đặc sắc. Trong đó, mo khấn tổ tiên ngày Tết chứa đựng tầng ý nghĩa nhân văn, đạo hiếu sâu sắc là một phần không thể thiếu trong những ngày quan trọng.
(HBĐT) - Daậyl đi, daậyl đi nào chiêng ơi... Tiếng của ông mo Bùi Văn Lựng ở xóm Mường Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thì thầm gọi chiêng. Bàn tay trần xoa trên núm, chiêng như hiểu được tiếng gọi, vươn mình thức dậy, đón mùa xuân đã về khắp các bản Mường trú phú, yên vui...
(HBĐT) - Đâm đuống là một nét văn hóa lâu đời, độc đáo của người Mường, thường được tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà, biểu hiện tấm lòng trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp và sự đoàn kết của bà con trong bản Mường.
(HBĐT) - Hiếm có nơi nào, dân tộc nào lại có sự sáng tạo như người Thái huyện Mai Châu bởi họ biết biến đồ dùng và công cụ lao động hàng ngày trở thành một loại nhạc cụ độc đáo, đó là keng loóng. Trong không khí ngày xuân, keng loóng là phần quan trọng góp vui. Các cô gái Thái Mai Châu vốn đã rất duyên dáng trong bộ váy dài truyền thống càng đẹp hơn khi cùng nhau keng loóng.