Kỷ niệm 233 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022), sáng 5/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), TP Hà Nội tổ chức dâng hương tại Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đền thờ vua Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội).
Các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. (Ảnh: Duy Linh)
Dự lễ dâng hương các đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chu Ngọc Anh, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trước anh linh người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, các đồng chí lãnh đạo thành phố thành tâm tưởng nhớ người thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Bằng tài thao lược của mình, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta. Trong đó, đỉnh cao là cuộc hành quân thần tốc, tấn công đồn Ngọc Hồi, làm nên trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào đúng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và là chiến công oanh liệt nhất của vua Quang Trung.
Lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa (Hà Nội). (Ảnh: Duy Linh)
Do dịch bệnh Covid-19, năm nay, TP Hà Nội tạm dừng tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố, trong đó có Lễ hội Gò Đống Đa tưởng nhớ vua Quang Trung. Song, tại các điểm di tích, thành phố vẫn tổ chức dâng hương, thực hiện các nghi thức tâm linh để tri ân, tưởng nhớ những người có công, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hoá cho các thế hệ.
Tiếp đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí đại diện Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trồng cây trong khu công viên Đền thờ vua Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - Từ trước ngày 28 Tết, mọi công việc đồng áng của đồng bào Tày Đà Bắc tạm gác lại. Ai nấy đều hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho cái Tết đầm ấm sau một năm làm ăn bận rộn. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tày được nâng lên rất nhiều, những nét văn hóa truyền thống và hồn cốt của đồng bào dân tộc Tày được gìn giữ nguyên vẹn trong mỗi nếp nhà.
(HBĐT) - Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.
(HBĐT) - Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hoà mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.
(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân năm mới, cùng với những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, mừng tuổi hay còn gọi là "lì xì" đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tiền mừng tuổi thường được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ; trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.
(HBĐT) - Khi những cánh đào phai khoe sắc cũng là lúc điệu múa chuông vang vọng khắp bản làng người Dao ở huyện vùng cao Đà Bắc. Cùng với những câu hát, tiếng trống, chiêng… những điệu múa của người Dao đã góp phần thắm tình đoàn kết dân tộc trong ngày đầu xuân năm mới.
(HBĐT) - Không chỉ nổi tiếng với bộ Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, người Mường ở Hòa Bình còn có một nghệ thuật tạo hình độc đáo và lâu đời với những hệ hoa văn rất đặc sắc. Nghệ thuật ấy được thể hiện không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trở thành những tinh hoa nghệ thuật độc đáo.