Từ lâu nay, mọi người thường coi trọng việc giữ gìn văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán để con cháu cùng hướng về nguồn cội, để hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông và hơn cả để nét đẹp đó sống mãi trong đời sống tinh thần người dân.


Xin chữ, cho chữ, giải nghĩa chữ đầu xuân là một nét văn hóa đẹp đầu xuân của người Việt đầu năm mới. Ảnh (tư liệu): Thanh Tùng/TTXVN

Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, việc tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán không thể rộng mở như trước mà hướng tới đa dạng các hình thức tổ chức để nhiều người tiếp cận thuận lợi với các hoạt động đó.

Tôn vinh các giá trị truyền thống

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các điểm di sản, các không gian văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội lại sôi động các hoạt động văn hóa, làm sống lại giá trị truyền thống. Sự quan tâm của các nhà văn hóa, của người dân và du khách càng làm lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống. Từ đó, các hoạt động động này trở thành điểm hẹn của những người yêu văn hóa truyền thống như "Hội chữ Xuân" ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, "Tống cựu nghinh tân" ở Hoàng thành Thăng Long...

Tết nguyên đán năm Nhâm Dần, dù các điểm di sản chưa đón khách tham quan nhưng một số nơi vẫn duy trì các hoạt động để phục vụ công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể tới hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình "Tiến lịch đón Xuân sang" tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình "Tết Việt - Tết phố Xuân Nhâm Dần 2002" tại phố cổ Hà Nội, các hoạt động văn hóa tại Không gian bích họa phố Phùng Hưng... Đặc biệt, tại Làng cổ Đường Lâm diễn ra hoạt động "Tết xứ Đoài" thực sự ấn tượng, tái hiện lại những phong tục, tập quán Tết nguyên đán. Tết xứ Đoài với các hoạt động truyền thống như: Trải nghiệm không gian chợ Tết, gói bánh chưng, viết thư pháp, trò chơi dân gian, làm các loại kẹo... khiến du khách, trong đó có nhiều đại sứ, đại diện các tổ chức nước ngoài thích thú.

Với những người tổ chức, mục đích cuối cùng của họ là giới thiệu đến người dân và du khách phong tục đón Tết của cha ông, để mọi người thêm yêu và trân trọng giá trị truyền thống. Trưởng Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo chia sẻ, hoạt động giới thiệu nét văn hóa Tết truyền thống trong không gian truyền thống sẽ gợi lại những ký ức ngọt ngào về Tết xưa, càng làm cho người dân và du khách thêm yêu văn hóa cổ truyền. Để tạo cảm xúc trọn vẹn cho du khách, những người tổ chức phải thực hiện thật kỹ càng, kể cả chi tiết nhỏ nhất và phải có sự hài hòa từ hoạt động, con người, hiện vật, khung cảnh. Các chủ thể tham gia phải biết giới thiệu với khách để họ có thể hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc.

Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, nhiều năm nay, cứ dịp Tết đến, nơi này diễn ra các hoạt động văn hóa thu hút đông người đến tham quan, trải nghiệm. Ông đồ Lê Thanh Liêm, Câu lạc bộ Thư họa Hà Nội cho biết, những năm gần đây, nhu cầu xin chữ của người dân nhiều hơn trước. Mọi người mong muốn một năm mới nhiều may mắn, mọi việc hanh thông, thuận lợi nên gửi ước nguyện vào chữ được xin. Nhìn khuôn mặt rạng ngời của người xin chữ, lòng ông cũng vui theo. Nhưng điều quan trọng, cả người cho chữ và người xin chữ đều truyền cảm hứng cho nhau. Mỗi lần cho chữ, ông đều giải thích cẩn thận ý nghĩa của mỗi con chữ và chúc cho mọi người đạt được đúng ý nguyện.

Thích ứng với tình hình mới

Năm nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên dù nhiều nơi đón khách tham quan, trải nghiệm nhưng lượng khách vẫn hạn chế. Để kịp thời giới thiệu các hoạt động văn hóa Tết Nguyên đán đến với đông đảo nhân dân, nhiều đơn vị tổ chức đã linh hoạt triển khai nhiều hình thức mới như tổ chức trực tuyến hoặc tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Trong khi các di tích chưa được mở cửa đón khách, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thể nghiệm thực hành nghi lễ cung đình "Tiến lịch đón Xuân sang" và các hoạt đông khác, sau đó trưng bày online trên website: www.hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.

Tương tự, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ chương trình "Tết Việt - Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022", đồng thời, được đăng tải trên nền tảng kỹ thuật số (livestream) tại kênh truyền thông chính thức trên fanpage "Phố cổ Hà Nội", webiste hoankiem360.vn.

"Hội chữ Xuân" năm mới Nhâm Dần sẽ được tổ chức online để đáp ứng nhu cầu du Xuân xin chữ đầu năm của người dân, vừa đảm bảo quy định phòng dịch vừa lan tỏa được giá trị văn hóa đến mọi người. Đáng lưu ý, các ông đồ sẽ tương tác với người nhận chữ trên nền tảng Zoom. Qua đó, sự tương tác và ước nguyện nhận chữ của người dân vẫn được thực hiện tốt và chạm tới cảm xúc người cho và nhận chữ qua từng nét bút mực tàu, giấy đỏ.

Khẳng định do điều kiện dịch bệnh nên khi tổ chức các hoạt động văn hóa không thể tập trung đông người, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết, việc tổ chức các chương trình trực tuyến là rất phù hợp. Hình thức này cũng giúp mọi người hình dung được những phong tục tập quán dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam. Ông đã xem các chương trình trực tuyến và nhận thấy nội dung chuyển tải rất phong phú. Hơn nữa, qua hình thức trực tuyến, không chỉ người dân trong nước và khách quốc tế cũng có thể xem và hiểu hơn về văn hóa Việt Nam.

Theo ghi nhận của Ban tổ chức các hoạt động văn hóa, đông đảo người dân và du khách đã tham gia trải nghiệm Tết qua hình thức trực tuyến. Hình thức này tiếp tục được duy trì, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngay cả khi các di tích được đón khách đến trải nghiệm thực tế thì hình thức trực tuyến cũng tăng thêm cơ hội lựa chọn cho khách.

                                                                     Theo báo Tin tức


Các tin khác


Kỳ bí hang động Hòa Bình

(HBĐT) - Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.

Rộn ràng Khai hạ bốn Mường

(HBĐT) - Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hoà mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.

Mừng tuổi - nét đẹp đầu năm mới 

(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân năm mới, cùng với những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, mừng tuổi hay còn gọi là "lì xì" đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tiền mừng tuổi thường được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ; trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi; người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.

Rộn ràng điệu múa chuông người Dao Đà Bắc

(HBĐT) - Khi những cánh đào phai khoe sắc cũng là lúc điệu múa chuông vang vọng khắp bản làng người Dao ở huyện vùng cao Đà Bắc. Cùng với những câu hát, tiếng trống, chiêng… những điệu múa của người Dao đã góp phần thắm tình đoàn kết dân tộc trong ngày đầu xuân năm mới.

Đặc sắc hoa văn Mường

(HBĐT) - Không chỉ nổi tiếng với bộ Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, người Mường ở Hòa Bình còn có một nghệ thuật tạo hình độc đáo và lâu đời với những hệ hoa văn rất đặc sắc. Nghệ thuật ấy được thể hiện không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trở thành những tinh hoa nghệ thuật độc đáo.

Dẻo thơm cơm gạo xứ Mường

(HBĐT) - Bên cạnh việc chuẩn bị đủ thứ đồ ăn ngon trong những ngày Tết, thì việc lựa chọn loại gạo ngon để có bát cơm trắng thơm dẻo dâng tổ tiên trong mâm cỗ Tết cũng đặc biệt quan trọng. Và câu chuyện, cảm xúc về hạt gạo, bát cơm trắng vẫn luôn là câu chuyện ý nghĩa, đầu tiên, trân trọng mà người già trong nhà dạy bảo con cháu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục