(HBĐT) - Từ trước ngày 28 Tết, mọi công việc đồng áng của đồng bào Tày Đà Bắc tạm gác lại. Ai nấy đều hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho cái Tết đầm ấm sau một năm làm ăn bận rộn. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tày được nâng lên rất nhiều, những nét văn hóa truyền thống và hồn cốt của đồng bào dân tộc Tày được gìn giữ nguyên vẹn trong mỗi nếp nhà.


Phụ nữ dân tộc Tày xã Tân Minh (Đà Bắc) duy trì nếp sinh hoạt truyền thống và mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ, Tết.

Gìn giữ hồn cốt dân tộc

Đồng bào Tày ở Đà Bắc bắt đầu đón Tết từ 28 tháng chạp âm lịch và Khai hạ vào ngày mồng 7 tháng giêng. Giống như người Kinh ăn rằm tháng giêng từ ngày 15/1 đến hết tháng, các gia đình người Tày lại đồ xôi, làm bánh, thịt gà ... như đầu năm mới, họ gọi đó là "ăn Tết lại”.

Theo chân chị Lò Thị Cảnh, xóm Diều Luông, xã Tân Minh (Đà Bắc), chúng tôi có dịp hiểu hơn về phong tục đón Tết của bà con dân tộc Tày nơi đây. Theo lời kể của chị, không khí Tết rộn ràng từ những ngày cuối năm, sửa sang nhà cửa, trang trí cành đào, cành mận, bàn thờ tổ tiên và mổ lợn, thịt gà, làm bánh chưng, mâm ngũ quả, vàng mã… cho đêm giao thừa. Họ quan niệm rằng, sau một năm làm lụng vất vả, Tết là lúc tạm gác lại mọi tất bật, lo toan để ăn uống, vui chơi, thăm hỏi nhau. Đối với thế hệ của những người đi trước, Tết là dịp được mong chờ nhất. Bởi lẽ thời kỳ đó, cuộc sống của người Tày ở Tân Minh còn nhiều khó khăn, cả năm mới được ăn một bữa cơm ngon, được mặc áo mới đi chơi vào dịp Tết.

Mọi thứ đã đổi thay theo năm tháng. Nhờ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp với nhiều chính sách mới dành cho đồng bào dân tộc, cuộc sống của người Tày dần khấm khá hơn. Dù cuộc sống ngày càng phát triển, nhưng những phong tục đón Tết đầy bản sắc vẫn được người Tày gìn giữ. Theo đó, sáng 30 Tết, anh em trong các gia đình và hàng xóm tới nhà giúp nhau mổ lợn, hết nhà này đến nhà khác. Vì Tết là dịp lễ quan trọng nhất nên mỗi gia đình người Tày thường nuôi sẵn một con lợn. Bàn thờ của người Tày được bày biện, trang trí tỉ mỉ với những sản vật của một năm gia chủ làm ra...

Đồng chí Xa Văn Thao, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Minh cho biết: Là xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Đà Bắc với khoảng 90% dân số là người DTTS, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và huyện Đà Bắc, chính quyền, người dân Tân Minh đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc nhằm mang lại nhiều lợi ích cho đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Tày nói riêng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện có trên 43% (năm 2015 lên tới 69%), thu nhập bình quân trên 20,5 triệu đồng/người/năm (năm 2015 chỉ đạt 14 triệu đồng/người). Những con số này tuy còn rất khiêm tốn so với các địa phương khác, nhưng nó là động lực lớn để cấp ủy, chính quyền xã nỗ lực thay đổi nhận thức, cách làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới

Sinh sống trên vùng đất còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp nhưng người Tày Đà Bắc ở các xã: Tân Minh, Trung Thành, Đồng Ruộng, hay Mường Chiềng, Nánh Nghê… vẫn một lòng giữ vững niềm tin với Đảng và Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp, người Tày đã và đang nỗ lực thay đổi từng ngày. Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Người Tày ở huyện Đà Bắc chiếm trên 40% dân số toàn huyện và chiếm trên 99,4% dân số người Tày của toàn tỉnh. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án giảm nghèo, những năm qua, cùng với các dân tộc trong huyện, người Tày ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK luôn đồng tình ủng hộ, thực hiện nghiêm và góp phần đạt được những kết quả quan trọng. Riêng năm nay, huyện đã có 1 xã và 1 xóm được công nhận thoát khỏi vùng ĐBKK.

Cũng qua việc kết nối, lồng ghép với các chương trình, dự án, phối hợp với các ngành đơn vị, trong năm 2021, đã có hàng trăm người DTTS được trao thêm cơ hội để phát triển sinh kế, từng bước thoát nghèo. Trong đó, phải kể đến 92 hộ sinh sống tại xóm Dưng, xã Hiền Lương được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện. Hay một số mô hình bước đầu cho thấy tín hiệu tích cực, hứa hẹn sẽ giúp người dân thoát nghèo như: Mô hình đánh giá sinh trưởng, phát triển của cây khôi nhung dưới tán rừng thực hiện tại xã Toàn Sơn; mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà theo hướng sản phẩm OCOP thực hiện tại 2 xã Cao Sơn và Tú Lý...

Có thể thấy, cuộc sống có rất nhiều thay đổi, song người Tày ở Đà Bắc vẫn luôn bền bỉ, kiên trì từng ngày để vươn lên. Với họ, phong tục tập quán, văn hóa, đặc biệt là phong tục đón Tết cổ truyền là những điều thiêng liêng, là cuộc sống, là hơi thở. Do vậy, dù đi đâu, làm gì, dù cuộc sống hiện đại hơn, những người con dân tộc Tày vẫn duy trì nếp sinh hoạt truyền thống, không để những đặc sắc của dân tộc bị mai một.


Thu Hằng


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục